Nữ thi sĩ Bà Huyện Thanh Quan có tiểu sử ra sao?
Thơ của bà điêu luyện, hàm súc, hiện còn một ít bài được truyền tụng và được xem là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Với các bài: Qua Đèo Ngang, Thăng Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, Chùa Trấn Bắc,...
Nhà sử học, nhà nghiên cứu Đào Duy Anh
Nhà sử học, nhà nghiên cứu Đào Duy Anh hiệu là Vệ Thạch. Nguyên quán làng Khúc Thủy, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội). Từ đời ông nội vào cư ngụ ở Thanh Hoá.
Nhà Thơ Bích Khê là ai?
Nhà thơ Bích Khê, tên thật là Lê Quang Lương (黎光良), cháu nội vị văn thân yêu nước Lê Trọng Khanh, con nhân sĩ Lê Quang Dục (hiệu Mai Khê), quê ở xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông từng mở trường tư ở Phan Thiết và làm thơ gởi đăng trên các báo Tiếng Dân, Tiểu thuyết thứ năm, Người Mới, kí bút hiệu Bích Khê hoặc Lê Mộng Thu.
Vua Duy Tân
Vua Duy Tân (維新) tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh San (阮福永珊), sinh ngày 19-9-1900, tại Huế, nay là thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông là con thứ tám của nhà vua yêu nước Thành Thái (Nguyễn Phúc Bửu Lân) và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định. Khi lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân nên cũng gọi là vua Duy Tân. Lúc ông làm vua, Phụ chánh đại thần là Trương Như Cương một tên tay chân của Pháp thường ngầm theo dõi ông.
Bùi Viện
Danh sĩ Bùi Viện đời Tự Đức (嗣德; 1829-1883), hiệu Mạnh Dực, quê ở làng Trình Phổ, tổng An Hồi, huyện Trực Định, thuộc Kiến Xương, tỉnh Nam Định, nay là xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Nam Định.