BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Cung Giũ Nguyên

Nhà văn viết tiếng Việt, Pháp, Anh, nhà tổ chức Hướng đạo Việt Nam. Sinh năm 1909 tại Huế. Họ thật là Hồng - bị cải thành Cung, vì cùng họ với Hồng Tú Toàn chống với nhà Thanh. Nguyên tổ phụ là người tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc, đã kiều cư lập nghiệp tại Việt Nam giữa thế kỷ XIX. Tại đây, họ Hồng cùng với nhiều họ Trung Hoa khác, lập nghiệp ở Bao Vinh, Thừa Thiên, phố Thanh Hà, sau thành làng Minh Hương, huyện Hương Vinh, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

 

Nhà văn Cung Giũ Nguyên

Tiểu sử

Thân phụ Cung Giũ Nguyên là ông Cung Quang Bào, một đốc học. Thân mẫu bà Nguyễn Phước Thị Bút, trưởng nữ quận công Hồng Ngọc, và cháu nội ngài Nguyễn Phước Miên Lịch, An Thành Vương, con út vua Minh Mạng và có lần đã làm Nhiếp chánh Thân thần.

Cung Giũ Nguyên học trung học tại trường Quốc học Huế những năm 1922-1927. Đáng lẽ đi học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội nhưng vì con trưởng một gia đình nghèo và đông con ông phải từ bỏ mộng trở nên họa sĩ để kiếm kế sinh nhai. Năm 1928, được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam Tiểu học Nha Trang, nhưng đến đầu năm 1930 bị bãi chức; nghị định thải hồi của Khâm sứ Trung kì không nêu lí do nhưng có thể ước đoán là vì lí do chính trị. Năm 1948 trong bài thơ Le mot đăng trên tạp chí France-Asie, Saigon, Cung Giũ Nguyên có nhắc đến biến cố này. Bùi Xuân Bào trong phần giới thiệu các nhà văn Việt Nam viết tiếng Pháp trong quyển Littératures de langue française hors de France, đã nhắc lại bài thơ ấy và xem 1930 là năm đánh dấu khúc quanh đời của tác giả.

Cung Giũ Nguyên viết văn thuần thục ba thứ ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp và từ đó đã cộng tác với nhiều báo chí trong nước và ngoài nước: Đông Pháp thời báo, Sài Gòn mới (Sài Gòn). Nam Phong (Hà Nội), L’Indochine Nouvelle (Sài Gòn), France-Annam, La Gazette de Huế, Tân Văn (Sài Gòn), Symposium (Syracuse), Book Abroad (Oklahoma, Hoa Kỳ), France-Asie (Sài Gòn),  Présence Francophone (Sherbrooke, Canada), Đại Học Huế (Huế), Trí Thức (Đà Lạt), La Tribune, Bách Khoa (Sài Gòn), v.v...

Năm 1938-1940, cùng với Raoul Serène, sau này là Giám đốc Hải Học Viện Nha Trang - Đông Dương, chủ trương nguyệt san Les Cahiers de la Jeunesse ở Nha Trang.

Năm 1939, chủ bút nguyệt san song ngữ Tương lai tạp chí, Nha Trang.

Ông trở lại nghề dạy học từ năm 1940. Năm 1940-1942, chủ bút nhật báo Le Soir d’Asie, Sài Gòn.

Năm 1944, ông đảm nhiệm khoá huấn luyện chót ở Trại trường Bạch Mã thay thế Trưởng Tạ Quang Bửu.

Từ năm 1954, chủ bút tuần báo La Presse D’Extrême-Orient, Sài Gòn.

Từ năm 1955 đến 1975: Hiệu trưởng trường trung học đệ nhị cấp bán công Lê Quý Đôn, Nha Trang.

Năm 1972-1975, Giáo sư thỉnh giảng Viện Đại học Cộng đồng Duyên Hải, Nha Trang, Trưởng phòng Pháp văn, phụ trách nội san Duyên Hải.

Năm 1990-1999, Giáo sư thỉnh giảng Ngôn ngữ và văn chương Pháp. Khoa Pháp văn, trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang.

Và tham gia nhiều công tác xã hội ở Nha Trang, Sài Gòn nhất là trong tổ chức thanh niên Hướng đạo Việt Nam và thế giới.

Công tác xã hội:

Ủy viên Đạo trưởng Đạo Nam Hội Hướng Đạo Trung Kỳ, 1938-1944.

Phụ tá trại trưởng Gilwell, Thành viên ban Huấn Luyện trại trưởng Hướng Đạo thế giới, London Anh quốc, 1957. Ủy viên Huấn luyện Hội Hướng đạo Việt Nam. Trại trưởng Việt Nam 1958-1963.

Năm 1972 - Hội viên thiệt thọ Hội nhà văn tiếng Pháp, Association des Ecrivains de langue française (ADELF), Paris.

Đã sống tại Anh, Pháp. Từng đi thăm một số nước Á châu: Hong Kong, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Phi Luật Tân... Năm 2004 ông đang sống tại Nha Trang.

Tác phẩm của ông đã được nói đến trong khá nhiều báo chí, tài liệu văn học Việt Nam và nước ngoài. Tác phẩm của ông là một đóng góp lớn cho văn học Việt Nam.

Tác phẩm

1. Sáng tác:

·         Một người vô dụng (Tin Đức thư xã), Sài Gòn 1930.

·         Nhân tình thế thái (Truyện ngắn), Gia Định, 1931.

·         Nợ văn chương (tiểu thuyết), Vinh, 1934.

·         Những ngày phiêu bạt, (ký)

·         Đọc Thoreau kèm bản dịch Walden, Đời phóng khoáng, Le Fils de la Baleine (tiểu thuyết), Paris, 1956.

·         Đọc Bertolt Brecht - kèm bản dịch Cơn khát.

·         Nouvelles (La genie fuite - Les eaux noires - Le pseudonyme)

·         Truyện ngắn (Ngàn đời nhớ anh - Nung lửa thử vàng...)

·         Volontés d’Existence (tiểu luận), Sài Gòn, 1954.

·         Le Fils de la Baleine, roman (1956) Paris, Der Sohn das Walfischs dịch ra tiếng Việt với nhan đề: Người con của Cá Ông hay Kẻ thừa tự ông Nam Hải (tiểu thuyết) (nxb Văn học, Hà Nội 1999).

·         Le Domaine Maudit (tiểu thuyết) Fayard, Paris, 1961.

·         Sổ tay Huế 62 - Một chuyến về (1996)

·         Nửa gánh tang bồng (Từ rê sang rẽ - Ri mô tê - Lưu vong v.v...)

·         Danh và Lý, Phiếm luận về ngôn ngữ (đã đăng nhiều kỳ trên Bách Khoa, Sài Gòn).

·         Le Serpent et la Couronne, tiểu thuyết.

·         Un certain T. Sou Chen, tiểu thuyết.

·         Bài giảng triết học (tiểu luận)

·         Phiếm luận về toán và số (nt)

·         Trờ chơi trò thiệt (nt)

·         Triết lý đôi mắt (triết)

·         Journal Du Kauthara et autres écrits

·         Notes Marginales chroniques

·         Chuyện một ngôi trường

·         L’Actualité Vieillit Vite et autres récits hors de suison

·         Le Boujoum (truyện)

·         Thái Huyền truyện (nxb Đại Nam, 1995, Canada, Hoa Kì)

·         Corespondance Avec Raoul Serène (1976)

2. Nghiên cứu - Tiểu luận triết học.

·         Quân vi khinh, Phiếm luận về chính trị

·         Texte Profane (thơ)

·         The Yuyun Papers, Letters from Hung Yuyun to his grandson in Sydney

·         Danh từ triết học tiếng Phạn

·         La Tache de Vermillon (tiểu thuyết)

·         Nhật ký (Anh quốc, Ấn Độ, Miến Điện...)

·         Đọc Simone Weil - kèm bản dịch Áp bức và tự do

·         Đọc Kafka - kèm bản dịch Biến hình.

·         Câu chuyện hướng đạo

·         Đọc Berdiaeff kèm bản dịch Năm suy gẫm về cuộc sống.

Và một số lớn bản thảo khác.