BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Dương Văn Minh

Dương Văn Minh sinh ngày 19-02-1916 tại Mỹ Tho nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình gia giáo, nề nếp, theo đạo Phật; con ông đốc phủ sứ Dương Văn Mau, làm thư ký hành chánh trong dinh phó soái Nam Kỳ, sau này gọi là dinh Gia Long. Mấy anh em của ông đều cao to, khoẻ mạnh; riêng ông cao tới 1,83m nên sau này báo chí phương Tây hay gọi ông là "Big Minh - Minh Lớn", còn để phân biệt với tướng "Minh nhỏ" là Trần Văn Minh, người đã cùng tham gia cuộc đảo chính năm 1963.

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Lúc nhỏ ông học trường Xách-Lu (Collège Chasseloup-Laubat) ở Sài Gòn, đỗ Tú tài I chương trình Pháp ban toán vào năm 1938, rồi nhờ cha xin vào làm thư ký công nhật cho dinh phó soái Nam kỳ.

Công ty dược phẩm An Thiên Năm 1940, Dương Văn Minh gia nhập quân đội Pháp, học trường Hạ sĩ quan Thủ Dầu Một, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn uý (aspirant).

Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, ông đang đóng tại Vũng Tàu và bị Nhật bắt. Tháng 8-1945, Tổng Khởi Nghĩa Cách mạng tháng Tám nổ ra ở Sài Gòn, ông tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chống Pháp. Khi Pháp chiếm lại Sài Gòn và ta rút về Mỹ Tho, một đêm ông về thăm vợ con ở chợ Đệm, bị Pháp bắt lại, đánh gãy hai răng cửa nên trong lính còn gọi là Minh Sún, rồi Pháp tiếp tục bắt ông đi lính Tây. Năm 1946, lên thiếu úy, hai năm sau lên trung uý thuộc binh đoàn 11è RIC. Năm 1952, là đại uý tùy viên tại Phủ Thủ Hiến Nam phần. Năm 1953-1954 làm thiếu tá, rồi trung tá Tham mưu trưởng Quân khu 1.

 
Tướng Dương Văn Minh ngày lật đổ Ngô Đình Diệm, 1963

Năm 1955, giữ chức Chỉ huy trưởng Phân khu Sài Gòn, thăng đại tá tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Tháng 8 cùng năm, được Ngô Đình Diệm - lúc đó là thủ tướng quốc gia (của Mỹ) - cử làm Tư lệnh chiến dịch Hoàng Diệu đánh Bình Xuyên từ ngày 21-09-1955 đến 24-10-1955. Sau khi tiêu diệt Bình Xuyên, được phong thiếu tướng vào ngày 06-11-1955, và được cử giữ chức vụ tư lệnh chiến dịch Nguyễn Huệ rồi tiếp đến chiến dịch Thoại Ngọc Hầu để bình định miền Tây, đánh quân Hoà Hảo của tướng Ba Cụt.

Em của ông là Dương Thanh Nhựt là bộ đội Vệ quốc đoàn, sau khi tập kết ra Bắc được phong hàm đại uý rồi biên chế về nông trường Ba Vì - Hà Tây, thuộc Trung đoàn 2 của Sư đoàn 338.

Năm 1956, ông giữ chức Tổng thư ký thường trực Bộ Quốc phòng; được thăng trung tướng năm 1957. Từ 07-1957 đến 12-1962 làm tư lệnh Bộ Tư lệnh hành quân; từ tháng 12-1962 đến tháng 11-1963, Cố vấn Quân sự Phủ Tổng thống. Năm 1961, theo chỉ đạo của Lê Đức Thọ và Phan Trọng Tuệ, Cục địch vận -Tổng Cục Chính trị (CĐV) cho gọi Dương Thanh Nhựt về Cục và cử ông Sáu Tòng bồi dưỡng chính tri ̣cho Dương Thanh Nhựt. Sau hơn một tháng, Dưong Thanh Nhựt được giao nhiệm vụ vào Nam làm dân vận và địch vận.

Ngày 01-11-1963, Dương Văn Minh lãnh đạo "Hội đồng quân nhân cách mạng", đảo chính Diệm - Nhu. Mười Ty - lúc này là bí danh hoạt động của Dưong Thanh Nhựt - có vào nhà Dương Văn Minh lúc đó ở số 98 Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai - biệt thự Hoa Lan), sau đó qua nhà em trai là Dương Thanh Sơn ở số 3 Trần Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần). Dương Thanh Nhựt đã bàn với ông ý kiến của Trung ương Cục: "bỏ ấp chiến lược, không Bắc tiến". Dương Văn Minh hứa huỷ bỏ ấp chiến lược nhưng yêu cầu cách mạng không phá nhà thương, trường học và rào kẽm gai. Ông nói: "Diệm nó Bắc tiến chớ tao không có Bắc tiến". Dương Thanh Nhựt còn gặp anh trai để nhắc coi chừng Mỹ và tay sai có thể đảo chính và giết ông.

 
Yểm trợ Nguyễn Hữu Thái ra tranh cử Quốc hội Sài Gòn, 1971

Ngày 30-01-1964, Nguyễn Khánh đảo chính, nhưng vẫn phong Dương Minh làm chủ tịch hội đồng kiêm quốc trưởng.

Năm 1964, được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu phong Đại tướng, nhưng không nhận. Tháng 12 năm đó, bị ép đi làm đại sứ "Việt Nam Cộng hòa" tại Bangkok - Thái Lan đến năm 1968 mới được Nguyễn Văn Thiệu cho hồi hương.

Năm 1971, ông ra tranh chức tổng thống với Nguyễn Văn Thiệu, sau bị Thiệu cản trở phải rút khỏi cuộc bầu cử "độc diễn" của Thiệu. Thời kỳ này ông cũng tập hợp được "thành phần thứ ba", hầu hết đều là dân Nam Bộ, như: Dương Văn Ba, Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Vũ Hạnh, Huỳnh Văn Tòng, Hồ Ngọc Cứ, Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Bá Thành, Nguyễn Hữu Hạnh, Hồng Sơn Đông, Nguyễn Hữu Chung, v.v..., để để đòi dân sinh, dân chủ và hoà hợp, hoà giải dân tộc. Cơ quan ngôn luận của nhóm này chủ yếu là các tờ báo Điện Tín, Tia Sáng.

Ngày 28-04-1975, nhận chức Tổng thống "Việt Nam Cộng hòa", ông đã mời phái đoàn quân sự Mỹ ở Việt Nam (DAO) phải rời khỏi Việt Nam ngay. Lúc 10g30 ngày 29-04, nhân danh Thủ Tướng Chính phủ, trên đài phát thanh Sài Gòn, Vũ Văn Mẫu đòi Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ phải rút hết các cố vấn quân sự trong vòng 24 giờ.

 
Tướng Dương Văn Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975 - Ảnh: nhà báo Kỳ Nhân

Ngày 30-04-1975, vào sáng sớm có một đơn vị thiết giáp rồi một nhóm biệt kích Lôi Hổ đến vây quanh dinh, đề nghị tử thủ, Dương Văn Minh đã từ chối và thuyết phục họ rút đi. Một số sĩ quan cao cấp hải quân đến mời ông xuống tàu chạy đi, ông cũng từ chối. Lát sau viên bại tướng Pháp Vanuxem (trận Điện Biên Phủ) xin gặp tướng Dương Văn Minh đề nghị: “Hãy rút về Cần Thơ, cố thủ Vùng 4 chiến thuật, chỉ vài ngày nữa thôi thì Trung Quốc sẽ áp đặt giải pháp trung lập hóa Miền Nam”. Ông than: “Hết Tây đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!”. Khoảng 9 giờ, ông đã tuyên bố trên đài phát thanh:

Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải của người Việt Nam để khỏi thiệt hại xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong một trật tự, tránh đổ máu vô ích của đồng bào”. (Theo băng ghi âm Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nay còn cất giữ).

10g ngày 30-04, Chính ủy Bùi Văn Tùng cùng các nhà báo Tây Đức Von Boric Gallasch và Hà Huy Đĩnh đưa Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Tổng trưởng Thông tin Lý Quí Chung ra đài phát thanh.

2g chiều ngày 30-04-1975, Đại tướng Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng theo bản văn do Chính ủy Bùi Văn Tùng soạn thảo:

“Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam”. Sau đó bộ đội đưa đoàn tướng Dương Văn Minh về lại Dinh Độc Lập.

 
Buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập vào tối 2-5-1975

Tối ngày 02-05-1975, tại buổi lễ trả tự do tại Dinh độc lập cho "chánh phủ Dương Văn Minh", ông đã phát biểu: “Ngày hôm nay, đại diện cho các anh em có mặt tại đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ cách mạng trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong rằng tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước... Tôi nghĩ rằng với hành động của mình, tôi đã góp phần tránh một cuộc đổ máu vô ích cuối cùng cho Sài Gòn. Đó là phần đóng góp cụ thể của tôi trong cuộc chiến đấu này. Riêng cá nhân tôi, hôm nay tôi rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân của một nước Việt Nam độc lập”.

Năm 1983, được đi định cư sang Pháp, sau đó qua California - Mỹ, sống với vợ chồng người con gái. Mất ngày 06-08-2001, thọ 86 tuổi, tại nhà riêng ở Pasadena, California.

Bình luận

  • "Dương Văn Minh đã lập nên chính phủ cuối cùng để mời Mỹ rút đi, đề nghị bàn giao cho chính quyền và chấp nhận đầu hàng để tránh đổ máu nhiều hơn, điều đó đã giúp giữ Sài Gòn được nguyên vẹn". (Đại tá Nguyễn Văn Tòng - Sáu Tòng - nguyên Trưởng phòng Cục Địch vận, Tổng Cục Chính trị; nguyên Chính uỷ Trung đoàn 1 chủ lực miền chiến dịch Bình Giã; nguyên Giám Đốc Sở Văn Hoá -  Thông Tin TP.HCM).

  • "Việc chấp nhận đầu hàng của ông Minh ngày 30-04-1975 rất có ý nghĩa, công lao này không nhỏ đâu. Thật ra, nếu không có đầu hàng vô điều kiện thì Sài Gòn sẽ tan nát, người chết như rạ". (Thiếu tướng Võ Văn Thời - nguyên Cục trưởng Cục Địch vận).

  • "Việc Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Dương Văn Minh đầu hàng ở cái “nút” ấy, một người trong cương vị ông Minh có thể có nhiều quyết định. Nếu quyết định khác đi, sẽ là máu đổ, sẽ là nồi da xáo thịt, cốt nhục tương tàn. Sài Gòn sẽ tan tành... Lúc đó có nhiều người nói ông Dương Văn Minh yêu nước thương dân nhưng cũng có người hoài nghi cho rằng ông Minh đã ngầm theo Cách mạng? Sau những Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn cùng nhiều nhà tình báo vĩ đại khác, suy nghĩ trên không phải không có cơ sở." (Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - người giới thiệu lời đầu hàng của tướng Minh tại đài phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày 30/4/1975; nguyên là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-1964)).

  • "Ông Dương Văn Minh là Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn cũ. Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, bằng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước các lực lượng vũ trang giải phóng, ông đã góp phần làm giảm bớt tổn thất của cuộc chiến tranh.
    Sau giải phóng, thể theo nguyện vọng của ông, Nhà nước Việt Nam đã để ông được xuất cảnh sinh sống ở nước ngoài. Gần đây, ông đã đề đạt nguyện vọng được về sống thời gian cuối đời ở trong nước và đã được Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Tiếc rằng do sức khoẻ, ước nguyện đó của ông đã không thực hiện được. Chúng tôi xin gửi tới gia quyến của ông lời chia buồn chân thành."
    (Bà Phan Thuý Thanh - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 07-08-2001).

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hữu Thái: 30-04, Dương Văn Minh và Tôi.

Hồn Việt, số 11-tháng 5.2008.

Trang Web của Đại sứ quán nước CHXHCNVN tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/).