Phố Hàng Quạt
Phố Hàng Quạt có những cửa hàng vừa làm quạt, vừa bán quạt-tự sản xuất và thu mua từ những nơi khác nữa. Nghề làm quạt ở đây là do một số người dân làng Đào Xá, tên nôm là Đầu Quạt, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đưa tới. Họ cư trú ở đây, làm quạt, có lập một ngôi đình thờ tổ nghề là một ông họ Đào. Đình đó nay là nhà số 4, gọi là đình Xuân Phiến Thị tức là “chợ quạt mùa Xuân”. Có lẽ xưa ở đây là một cái chợ chuyên bán các loại quạt cho người các tỉnh về mua.
Phố Hàng Than
Hàng Than, một phố cổ Hà Nội, đã tồn tại bao đời, từ khi con sông Cái, Nhị Hà còn chảy sát chân đê Yên Hoa, rồi Yên Phụ, có những con thuyền bắc, mành nam đỗ bến, đổ lên bờ những thúng, những sọt than hoa, than tàu còn in thớ gỗ hoàn nguyên có tia nứt như ánh mặt trời đen óng, để cho bà mệ nh phụ, cô tiểu thư sưởi chân bằng chiếc lồng ấp chậu than hoa đượm lửa hồng liu riu dưới gậm giường, cho những hàng bún chả thả khói lam đầy mê hoặc và o đầu gió, cho những hàng ngô nướng bập bùng ấm áp đêm đông..., và trước đó khá xa là những "cấp thiêu" lập lòe sáng sớm trong bữa trà danh sĩ Thǎng Lo ng....
Ô Quan Chưởng
Theo sử sách ghi chép vào đời vua Lê Hiến Tông (1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng, Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đến thế kỷ XX thì trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, với câu thơ nổi tiếng của Xuân Diệu khi nói về ngôi sao vàng “năm cánh xòe trên năm cửa ô ”. Ðó là Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Ðống Mác và Ô Quan Chưởng.
Cầu Bãi Cháy Quảng Ninh
* Điểm đầu là km số 115 thuộc Quốc lộ 18 và kết thúc tại Ngã ba Kênh Liêm - thành phố Hạ Long. * Chiều dài: 903 m * Chiều rộng: 25,3 m (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ). * Số nhịp: 5 nhịp, nhịp chính dài 435 m. * Khổ thông thuyền: 50 m. * Tải trọng: Loại A theo tiêu chuẩn Nhật. * Kinh phí: khoảng 1.046 tỷ VNĐ (60.000.000 US$), thời gian thi công 40 tháng; đến 30 tháng 11, 2006 kết thúc hợp đồng. * Chủ đầu tư: Bộ GTVT, đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý các dự án 18-PMU18. * Tư vấn thiết kế - giám sát: Viện cầu và kết cấu Nhật Bản. * Nhà thầu thi công: liên danh Shimizu-Simitomo Mitsui Nhật Bản.
Làng nghề tạc tượng Sơn Đồng
Nghề tạc tượng được hình thành từ rất lâu. Thời Pháp thuộc đã có nhiều người thợ ở Sơn Đồng được nhà nước bảo hộ phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Tuy nhiên, do những biến cố lịch sử, nghề của làng dần mất đi. Đã có thời gian, gần như người ta không còn nghe đến nghề tạc tượng gỗ của ngườ Sơn Đồng nữa...