BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Hồ Tây

Hồ Tây có diện tích rộng hơn 500ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km, Thuộc quận Tây Hồ, phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội.
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Theo giải thích của các nhà khoa học thì Hồ Tây vốn là một khúc của con sông Hồng. Hồ xa kia rộng và dài từ Tây qua Bắc sang Đông, nhưng đã được, hay bị người Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh cùng với thời gian đắp và lấp thành từng đoạn. Vì thế mà thành hồ Cổ Ngựa (khoảng phố Phạm Hồng Thái sang Hàng Than, nay cũng đã bị lấp nốt), rồi hồ Trúc Bạch (hồ Giặt lụa) và Hồ Tây của ngày hôm nay.
 
 
 
 
Công ty dược phẩm An Thiên Đê Cố Ngự qua văn bia chùa Trấn Quốc cho biết được đắp ngăn hồ khoảng năm 1620, có tên là Cố Ngự Yển, nghĩa đen là đập ngăn nước, về sau đọc chệch là Cổ Ngư và nay là đường Thanh Niên.
 

 

Bến Trúc

 
 
 
 
Dược phẩm An Thiên Vẻ đẹp của Hồ Tây còn được điểm tô thêm bởi những di tích, cảnh đẹp của các làng nghề xung quanh hồ như Bến Trúc, Đồng Bông (Nghi Tàm), đàn thề Đồng Cổ, chợ đêm Khán Xuân và những câu chuyện về tiếng đàn hành cung thời chúa Trịnh cũng như những cánh Sâm Cầm thường về rợp bóng mặt hồ những ngày tháng Giêng...
 

 

 
 
Thần thoại dẫn ta trở về với một Hồ Tây huyền thoại với những cái tên khác nhau, mỗi tên hoặc là lu giữ một sự tích về nguồn cội hoặc sự tạo lập của hồ, song rất lạ là tên nào cũng đẹp.
 
 
 

 

 
 
Một trong những cái tên như thế là hồ Trâu Vàng (Kim Ngu hồ). Chuyện kể rằng trên núi Tiên Du có trâu vàng, nhà sư lấy tích trượng yểm trán trâu, trâu bỏ chạy, húc đất thành thôn Húc, quần đất thành vũng Trâu Đằm (Văn giang, HưngYên), chạy ngược lên thành sông Kim Ngu. Cuối cùng Trâu Vàng ẩn xuống; Lại có chuyện nhà sư Không Lộ (tức Lý Quốc Sư) dùng phép thuật thu hết đồng của phương Bắc, đúc thành quả chuông, chuông đánh lên ngân nga, trâu vàng phương Bắc ngỡ tiếng mẹ gọi bèn chạy sang ta, quần mãi đất sụp thành hồ, rồi ẩn xuống đó luôn. Từ đó hồ thành tên hồ Trâu Vàng. Sư Không Lộ được đồng nhất với ông Khổng lồ của huyền thoại thợ đúc đồng Hà Nội và được thờ làm tổ sư nghề đúc đồng. Chùa Thần Quang bên bờ Hồ Tây trong vùng Ngũ Xã đúc đồng thờ vị tổ sư Không Lộ đó.
 
 
 
 
 

 

 
 
 
Mù Sương cũng là một tên khác của hồ, còn gọi là Dâm Đàm, gắn liền với số phận người dân chài Mục Thận và Thái sư đầu triều Lý Lê Văn Thịnh. Ngoài ra hồ còn có tên khác như Đầm Xác Cáo, gắn với câu chuyện cuộc chiến tranh giữa Long Quân và con cáo chín đuôi thành tinh ở vùng nước này. Địa danh “Hồ Khẩu”, “Cáo Đỉnh” ngày nay vẫn còn lưu giữ ở các làng quanh vùng Hồ Tây.
 
 
 
 
 
 

Hồ Tây, Đầm Xác Cáo - hồ Trâu Vàng - hồ Mù Sơng, mỗi cái tên gắn liền với một truyền kỳ. Ta bắt gặp ở đây nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, lắng đọng đủ mọi chủ đề thần thoại Việt Nam, giàu chất thơ và mộng!

 

 

 



Những ngày sóng yên gió lặng, chơi thuyền Hồ Tây là một thú tao nhã. Nếu làm một cuộc đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thăm khá nhiều di tích và thắng cảnh. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về, tương truyền là nơi Lạc Thị đời Hồng Bàng sinh ra một bọc trứng nở thành bảy con rồng.

 

 

 

 

Rồi làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh, sang làng Kẻ Bưởi có nghề làm giấy cổ truyền và đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề thời Lý, làng Thụy Khuê có chùa Bà Đanh nổi tiếng một thời... Và đặc sắc nhất là đền Quán Thánh. Lại còn cả một số công trình nhà ở mới xây dựng bên hồ làm quang cảnh thêm đa dạng.

 

 

 

 

 


Cùng với hồ Trúc Bạch, Hồ Tây làm giàu thêm chất thơ ở nội thành Hà Nội, đồng thời cũng làm giàu cho Hà Nội về kinh tế, vì đó là những vựa cá đem lại nguồn thu lớn.