BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Khu di tích lịch sử Tân Trào

Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 41km về phía tây bắc, cách Hà Nội 200km. Chiến khu Tân trào ghi đậm dấu ấn của cách mạng Việt Nam và ngày nay đây là một địa chỉ du lịch thu hút nhiều du khách.

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Tân Trào là xã nằm ở đông bắc huyện Sơn Dương, gắn liền với tên tuổi sự nghiệp vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, Hồ Chí Minh. Đến nay Tân Trào có trên 17 di tích.

 

 

Công ty dược phẩm An Thiên Nơi đây đã ghi lại những sự kiện lịch sử hào hùng của ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Những di tích chính của Tân Trào gồm: Lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái… Cùng với những di tích lịch sử ghi dấu ấn cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta suốt 9 năm trường kỳ. Khu di tích văn hóa- lịch sử và sinh thái Quốc gia Tân Trào là tâm điểm của những chuyến du lịch về nguồn.


Lán Nà Lừa

 
 
 
Dược phẩm An Thiên Là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Lán được dựng bằng tre theo kiểu nhà sàn. Ngày mùng 4 tháng 6 năm 1945, tại nơi đây, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị cán bộ để chuẩn bị thành lập “Khu giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới Quốc dân Đại Hội, Tổng khởi nghĩa.
 
 
 
Hiện tại lán vẫn được bảo tồn và là điểm du lịch hấp dẫn du khách thăm quan. 

Cây Đa Tân Trào
 
Dưới bóng cây Đa của làng Tân Lập, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội. 
 
Đình Tân Trào 
 
 
 
 
Là một ngôi đình thờ Thành Hoàng và các vị thần sông, thần núi của làng Tân Lập. Đình được dựng vào năm Quý Hợi (1923) theo kiểu nhà sàn, cột gỗ 3 gian 2 chái, mái lợp lá cọ, Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945, các Đại biểu trên khắp mọi miền Tổ quốc đã về họp Quốc dân Đại hội.
 
 
 
 
 
Tại đây, các Đại biểu đã tán thành chủ trương tiến hành Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua Lệnh khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Việt Minh, quy định quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến quân ca và cử ra Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Sáng ngày 17 tháng 8 năm 1945 thay mặt Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Bác Hồ đã đọc lời thề thiêng liêng trong lễ ra mắt Quốc dân tại nơi đây.
    
Đình Hồng Thái (đình Kim Trận)
 
Đình thuộc địa phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã Tân Trào, huyện Sơn Dương. Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần gỗ, mái lợp lá cọ, đình gồm 3 gian 2 chái, dáng dấp nhà sàn miền núi.
 
 

 
 
Đình Hồng Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với chức năng tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung quanh vùng. Ngoài ra, đình còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa. Hơn nữa, đình còn là nơi sinh hoạt văn hoá, hội họp của làng.
 
 
 
 
Hàng năm dân làng tổ chức nhiều lễ cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch, trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nghi lễ rước Công chúa Ngọc Dung; phần hội có nhiều trò chơi hấp dẫn như hát then, hát cọi, các trò chơi dân gian…
 
 
 
Ngoài giá trị về mặt văn hoá tín ngưỡng thì ngôi đình còn có giá trị về mặt lịch sử. Bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người từ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945.
    
Hang Bòng
 
 
 
 
Là nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hang nằm ở trên lưng chừng núi Bòng, dưới chân núi là dòng sông Phó Đáy uốn khúc ôm lấy bên hữu dãy núi. Chính tại đây Bác Hồ đã chỉ đạo chiến dịch Biên giới 1950 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II vào năm 1951.
     
 

Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự
 
Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày 21/5/1945. Bác ở đây trước khi rời lên lán Nà Lừa.
 
 
 
 
Hàng ngày Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ rất quan tâm đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua bút, vở tặng con ông Sự, khuyến khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ.
 
 
 
Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
  
 Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng
 
   
 
 
 
Khu di tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954. Ngôi nhà nằm bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt, giúp cho việc đưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi.
 
 
 
Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
     
Kim Quan- trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ
 
 
Khu di tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Dòng sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt vừa đảm bảo bí mật. Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính phủ 200m về phía Đông Bắc.
 
 
 
 
Ở đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên sườn núi. Cách nhà sàn không xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá… các hầm trú ẩn đều đào sâu trong lòng núi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương Đảng có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ chi. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế. Cũng từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơ- ne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia.  
     
Điểm du lịch văn hoá- lịch sử và sinh thái Nha Công an
 
 
 
Đài tưởng niệm
 
 
Thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, nằm trong quần thể Khu di tích Cách mạng Tân Trào; được tu bổ tôn tạo, khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/ 8/1945- 19/8/2000) Từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950, nơi đây là trụ sở của Nha Công an Trung ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.