399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên (Cinet) - Hơn 100 năm trước, vào tháng 9/1898, toàn quyền Đông Dương đã làm lễ khởi công một cây cầu vắt ngang dòng sông Mẹ. Cầu được đặt tên là Paul Doumer, nhưng người Hà Nội vẫn gọi là cầu Long Biên hay cầu sông Cái.
Công ty dược phẩm An Thiên Vị trí được chọn để xây cầu đúng ngay vị trí mà chiếc tàu của Pháp nổ súng bắn vào Ô Quan Chưởng và Cửa Bắc trước đó. Cầu gồm 20 bệ trụ xây và mố, với chiều sâu 30m và cao 13,5m tính mức nước thấp nhất. Phía hữu ngạn có cầu vòm dài 800m, toàn thân cầu là 2.500m. Nét độc đáo nhất của cây cầu là đường bộ hai bên, đường sắt ở giữa lối đi bên trái. Tháng 2/1902 khánh thành cầu, cũng là nối liền con đường Hà Nội, Hải Phòng và đặt khúc đường sắt đầu tiên của đường sắt xuyên Đông Dương. Khi ấy, Long Biên là một trong 4 cây cầu lớn nhất thế giới, nổi bật nhất ở Viễn Đông.
|
Dược phẩm An Thiên Cầu Long Biên gắn liền với lịch sử hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, cũng như chứng kiến sự chuyển mình đi lên của đất nước từ khi thống nhất. Cầu Long Biên là một phần của thủ đô Hà Nội, vì thế mọi biến cố có tầm vóc quốc gia xảy ra tại Hà Nội đều có sự chứng kiến và tham gia của cây cầu. Năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, bao người dân ngoại ô đã đi qua cây cầu Long Biên về nghe Bác hỏi ân cần "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?". Tháng 10/1954, Hà Nội ngập trong biển cờ hoa ngày giải phóng thủ đô. Kháng chiến chống Mỹ, xe tăng súng đạn rầm rập qua cầu theo bộ đội chi viện cho miền Nam. 21 năm sau ngày thủ đô được giải phóng, cầu cũng chứng kiến niềm vui độc lập tự do hạnh phúc trên khuôn mặt hân hoan của người Hà Nội: giải phóng miền Nam.
Đây đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới - được mệnh danh là tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội - chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ.
Cây cầu đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện của cả dân tộc. Hai sự kiện nổi bật trong thế kỷ XX của dân tộc Việt Nam là cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954, trả lại quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Tiếp đến là những năm tháng chiến tranh ác liệt chống Mỹ, tuy chịu nhiều bom đạn nhưng cầu Long Biên vẫn đứng vững đến ngày nay.
Kể từ khi có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên chỉ dành cho người đi xe đạp và cho những đoàn tàu. Đến nay, mỗi ngày cầu chứng kiến vài chục chuyến tàu qua lại. Trên cầu, những người buôn bán nhỏ, lẻ của cư dân nhiều miền vẫn tranh thủ những khoảng rộng trên cầu để bán hàng.
Người Hà Nội vẫn nhắc tới với sự gắn bó với cầu Long Biên trong từng câu nói và ánh mắt nhìn. Hơn 100 năm đã trôi qua, những giá trị của quá khứ như vẫn lắng đọng trên từng nhịp cầu. Đất nước thay đổi, thủ đô thay đổi nhưng giá trị biểu tượng của cầu Long Biên vẫn mãi trường tồn.
Biểu tượng cầu Long Biên là công trình kiến trúc sắt thép duy nhất và đồ sộ nhất ở Đông Nam Á, không chỉ là ký ức của bao thế hệ người Hà Nội mà còn là chứng tích của lịch sử đau thương và anh hùng Việt Nam. Nước Pháp đã 3 lần mở rộng sửa chữa (trước 1945) và từng có kế hoạch, phương án khôi phục cầu Long Biên (sau 1975), như đã từng làm với Nhà hát lớn Hà Nội, Nhà hát TPHCM.
Cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng của sự trường tồn, của vẻ đẹp và các giá trị lịch sử quá khứ cũng như hiện tại, là di sản văn hóa trong sự phát triển tương lai của Hà Nội.
Hiền lành và chở che, hơn thế kỷ vẫn trung thành nối nhịp sống đôi bờ, cầu Long Biên vẫn và sẽ còn là biểu tượng và niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
TT