399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Phố Hàng Than, nổi tiếng nhờ bánh cốm. Những Nguyên Ninh, An Ninh, Khang Ninh... làm cho Hà Nội bay đi khắp nước bằng đôi cánh hình hộp vuông, xanh rờn màu lá chuối tươi điể m sợi lạt chứ thập màu cánh sen tình tứ, còn ruột nó thì vàng tươi màu đậu xanh, trắng muố t sợi dừa nạo, bở tơi nhân hạt sen, nhất là sắc cốm, dù là cốm Vòng hay cốm Lủ còn đượm hương đồng gió nội, chứa cả mùa thu bát ngát, mang hạt sữa lúa nếp non mềm dẻo đầy khêu gợi...
Nhà sử học kể rằng đầu phố từng là phườn Giang Tân (phường Bến sông), rồi Hà Tân, rồi Thạch Khối, có nghĩa là bến sông lớn, và Đá khối, bởi thời ấy, bến này có nghề nung vôi, vôi để Xây dựng phố phường, trộn với mật chứ chưa có xi mǎng, và vôi để ǎn trầu. Giữa phố thuộc phường Hòe Nhai, con đường phía đông kinh thành trồng những hàng cây hoa hòe vàng rực, đối lại với phía tây trồng Liễu gọi là Liễu Nhai, nay là Liêu Giai. Theo tích xưa: Đông Hòe Tây Liễu, Hòe Nhai còn một ngôi chùa, và Liễu Giai gần đây cũng đã trở thành một phố. C hùa Hòe khá đồ sộ, đẹp, bề thế, nhiều người biết tiếng. Tên cũ của chùa là Hồng phúc Tự. Phía sau phố Hàng Than vẫn còn một phố nhỏ mang tên Hồng Phúc Tự. Phía sau phố Hàng Than vẫn còn một phố nhỏ mang tên phố Hồng Phúc, nhà thơ Trúc Thông đang ở đấy. Chùa Hòe Nhai còn tấm bia dựng nǎm 1703 do tiến sĩ Hà Tông Mục soạn, ghi rõ Chùa thuộc phường Hòe Nhai ở Đông B ộ Đầu. Nhờ đó mà người hậu sinh chúng ta mới có cơ sở để khẳng định một địa danh lịch sử: Bến Đông Bộ Đầu, nhà Trần đã đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ra khỏi kinh thành Thǎng Long ngày 29-1-1258. Và một lần khác, Yết Kiêu đã cắm sào đợi chủ của mình là Tiết chế Quốc Công Trần Quốc Tuấn, Hưng Đạo Đại Vương trong khi phải rút khỏi kinh thành tiếp tục cuộc kháng chiến, tỏ rõ chí trung thành tuyệt đối làm gương cho muôn đời.
Cạnh phố Hàng Than cũng còn phố Hòe Nhai, có một cái dốc ngắn hơn, đi lên đê, như một câu thơ cổ, một bức họa xa xưa có xóm làng thanh bình xanh màu cây cỏ ven đê, còn sót lại với thời gian một gốc đa cổ thụ vẫn rườm rà khiến ta bâng khuâng bao điều mỗi lần qua đây gặp lại.
Cuối phố Hàng Than, chỗ ngã sáu: Hàng Đậu, Hàng Giấy, Hàng Cót, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, còn một đài nước hình tròn do người Pháp xây dựng như một nhân chứng của một thời của thế kỷ XX. Hà Nội bắt đầu có hơi thở phương Tây đôi chút.
Ngày nay, Hàng Than vẫn còn một số gia đình sản xuất bánh cốm, đó là những cǎn nhà cổ, thấp, hoặc chồng diêm, cửa sổ tí tẹo, ngói ta rêu mốc, có cột trụ trên nóc như những cái mũ bình thiên, mũ ông cử nhân. Nhiều nhà có nền cao hơn mặt đường đến mấy bậc tam cấp phải xây gạch vồ, có cửa cuốn tò vò trang nghiêm cổ kính. Một số ít ngôi nhà mới sửa, cao lênh khênh nhiều tầng ngay trong lòng phố cổ đánh dấu nét thời đại của thập kỷ cuối cùng thế kỷ XX.
Mấy chục nǎm nay, nhiều người tứ xứ đến trú ngụ tại Hàng Than, cái phố dốc như đường lên đồi thay cho người gốc cũ. Có quan chức cao cầp về hưu, có cán bộ của thành phố, như ông Trần Đắc Thọ, một người am tường sâu sắc về Hà Nội, và nhiều cửa hàng đủ loại của một thành phố trong cơ chế kinh tế cạnh tranh. Chợ búa xen với đền chùa. Hiệu thuốc xen với thợ may. Hàng thêu bên cạnh hàng bánh. . .
Nhạc sĩ Duy Quang, người có nhiều bài hát hay cho thiếu nhi, đặc biệt cho trẻ em thiệt thòi như trường mù Nguyễn Đình Chiể u là người của gia đình bá nh cốm gia truyền Nguyên Ninh, thứ bánh cốm ngon nhất Hà Nội, suốt nhiều nǎm, nổi tiếng Trung, Nam, Bắc. Trong nhà có chừng chục cái chum to để dự trữ cốm. Có gian rộng thênh thang bên ngoài may mà chưa có sự thay đổi quá đột ngột như một số ngôi nhà khác. Ngôi nhà này ở vào khoảng bắt đầu lên dốc, hay gọi là bắt đầu hết dốc cũng không sai.
Nếu đứng trên mặt đê, chỗ dốc Hàng Than gặp Yên Phụ, ta sẽ có cảm tưởng như nghe rõ tiếng gió nghìn nǎm, hơi mát của bến sông Hồng mấy thuở ùa vào thổi lên, cǎng ngực áo, lộng tâm hồn, mà ngoài kia là bãi Phúc Tân, Phúc Xá, xa chút nữa là Tân ấp có nhà thơ nữ lão thành Ngân Giang trú ngụ.
Hàng Than chỉ dài hơn 400 mét, nhưng may, còn khá nhiều đình chùa cổ như còn để nói với chúng ta bao nét thǎng trầm của Kẻ Chợ, Đông Đô, Thǎng Long, Hà Nội, cho chúng ta cảm nhận một vùng đất anh linh, chất tài hoa tri thức, óc sáng tạo phi thường mà... bánh cốm cùng cốm tươi, thứ ngọc xanh, thứ bánh thần kỳ là một điển hình vượt lên trên nhiều loại bánh khác. B ến.. sông đã lùi xa. Than hoa nay ít người dùng. Đã thay bằng bếp dầu, bếp điện, bếp "ga". Than quả bành, than tổ ong bán rao khắp phố ? Than hoa, chỉ còn thưa thớt mấy hàng, bán ở phố Hàng Chiếu, Hàng Bè .
Hàng Than, phố Dốc, chỉ còn cái tên nguyên vẹn, nó nhắc nhở về quá khứ, nó như bài thơ tình cổ điển, ta lần giở để hồi hộp nhớ về một duyên tình ái đã mờ nước thời gian nhưng nao nao tâm khảm, bồi hồi một lời ca say đắm ngày nào. Trang giấy hoa tiên viết bài thơ ấy có chỗ đã bị nhậy cắn (một loại côn trùng) nhưng cuốn sách Hà Nội không thể nào mất được.