399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Phố dài 200 mét, đi từ phố Lương Văn Can đến phố Hàng Nón. Đây nguyên là đất thôn Tố Tịnh và thôn Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương cũ; là ba phố cũ gộp lại: Nửa phía Đông là phố Hàng Quạt và Hàng Đàn. Nửa phía Tây là phố Mã Vĩ.
Quạt ở phố này có nhiều loại. Quạt Lủ do làng Kim Lũ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) làm ra. Quạt Hới của làng Hải Yến (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên); quạt Vác (Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, Hà Nội); quạt thóc của làng Vo (Nông Vụ, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Quạt nan tre nứa đan theo nhiều hình: lá vả, hình thang… của làng Vẽ (Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Quạt lông ngỗng của làng Đơ Đình (Hà Đông)…
Số nhà 64 có đền được gọi nôm na là đền Dâu. Số nhà 74 là đình thờ Thành hoàng Bản Cảnh. Số nhà 43 là trường Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố. Đây nguyên là một trường tư thục được mở sớm nhất ở Hà Nội có tên là trường Trí Tri. Đoạn cuối phố Hàng Quạt ngày nay-từ đền Dâu đến đầu Hàng Nón-thời trước là phố Mã Vĩ, nơi chuyên làm và bán các hàng thêu. Một địa chỉ cần nhắc tới là nhà số 21 (trước đây là nhà số 37) của một doanh nhân kiêm nghệ sĩ nổi tiếng một thời Nghiêm Xuân Huyến, từng là chủ nhiệm Báo Bắc Kỳ thể thao (năm 1930). Năm 1936, nơi đây là trụ sở Báo Con Ong- một tờ báo trào phúng đả kích thực dân và tay sai do ông Huyến làm chủ nhiệm. Ông còn là người đỡ đầu đồng thời là nhạc phụ của nhạc sĩ Văn Cao tài danh.
Nay phố Hàng Quạt là một trung tâm chuyên doanh các loại bàn thờ lớn nhỏ, các loại đối trướng kiểu cũ và các loại cờ trướng khen thưởng thi đua hiện đại.