Hội Chùa Keo hành thiện
Lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức vào rằm tháng 9 âm lịch hằng năm, tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Lễ hội gồm: Lễ dâng hương, cầu cúng, tụng kinh, múa rồng, đua thuyền trên sông Hồng. Đối tượng suy tôn: Đức Phật và thiền sư Không Lộ người giỏi chữa bệnh lại giỏi cả thơ văn, ông tổ nghề đúc đồng, nhà kiến trúc tài giỏi có công phò vua giúp nước.
Lễ hội chùa Minh Khánh
Chùa Minh Khánh còn có tên là chùa Hương Đại hay chùa Hương ở thôn Bình Hà , huyện Thanh Hà. Bình Hà nguyên là trang Bình Kha thời Lý, đến TK XIII, Trần Nhân Tông đổi thành Hương Đại, nay thuộc thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Hà, thành phố Hải Dương.
Lễ hội Chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam tại tỉnh Vĩnh Phúc
Gần bến sông Lô thuộc thị trấn Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, tương truyền vào một buổi sáng nọ, người ta thấy hai con trâu trắng đánh nhau, rồi nhảy xuống sông tự tử. Dân làng gọi đây là bến sông sau Ảnh Quay, làng này là làng Bạch Ngưu và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu từ đó.
Chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ có tên chữ là Quang Thần tự thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, một di tích lịch sử - văn hoá, thắng cảnh nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được lập vào thế kỷ thứ XII thời Lý. Chùa dựng trên một nền đất vuông, có sông nhỏ và hồ bao quanh. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, người đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.
Nhà thờ Trung Lao
Nhà thờ có chiều dài 50m, rộng 16m, gồm 11 gian, được xây bằng gạch, mái lợp ngói đỏ hình vẩy rồng, còn gọi là ngói Nam. Toàn bộ nội thất cung thánh đường đều được làm từ lõi gỗ lim do thợ mộc lành nghề thực hiện. Cột của nhà thờ là những thân gỗ lim có đường kính từ 70cm - 80cm được để mộc mạc, không trang trí. Các vì kèo, xà khóa, xà cân nâng đỡ cây long cốt được chạm trổ rất công phu với hoa văn hoa lá uyển chuyển, tạo sự nhẹ nhàng, thanh thoát. Cây long cốt được sơn màu đỏ, khắc niên đại xây dựng nhà thờ bằng chữ Hán. Tường nhà thờ được trang trí hoa văn theo kiểu tứ quý với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Hội Phủ Dầy
Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch, chính hội là 3/3, du khách thập phương nô nức hành hương về với Hội Phủ Dày, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam. Tục thờ Đức Thánh mẫu có ở khá nhiều nơi như Phố Cát (Thanh Hóa), Đền Sòng (Nghệ An)... Nhưng có lẽ tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (nơi Mẫu sinh) là thu hút khách thập phương hơn cả.
Hội chùa Lương
Hội chùa Lương được tổ chức từ ngày 13 - 16/3 âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, nhằm suy tôn Trần Vũ, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cấp - 4 tổ từ Cổ Lễ sang đây khai khẩn, lập ấp năm 1486.
Hội Vật Làng Sình
Lại Ân còn gọi là làng Sình, nằm bên hữu ngạn sông Hương, ở hạ lưu ngã ba Sình, trước thuộc huyện Tư Vinh hay tổng Mậu Tài, nay là xã Phú Mẫu huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ, một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt. Hằng năm sau khi ăn Tết xong, làng ở hội vật vào ngày 10 tháng giêng với niềm mong ước: dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người.