399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Đám cưới cổ truyền của người Dao Đỏ trải qua các nghi lễ: dạm hỏi (Gia tịnh pía sung), cưới (Hớp tiu) và lại mặt (Dịa lẩy).
Lễ dạm hỏi
Cách thị trấn Sa Pa 12 km về hướng đông bắc, Tả Phìn là một trong 4 tuyến du lịch trọng điểm của huyện Sa Pa. Dân cư trong xã chủ yếu là người Mông và người Dao (nhóm Dao Đỏ). Trong đó, người Dao cư trú ở 04/06 thôn với 1.047 nhân khẩu, chiếm 68,3% dân số toàn xã. Người Dao nơi đây hiện còn bảo lưu được nhiều sắc thái văn hoá cổ truyền, trong đó có phong tục cưới. |
Công ty dược phẩm An Thiên Khoảng tháng Hai, tháng Ba âm lịch, nhà trai chọn ngày lành sang nhà gái để cùng ấn định lễ vật dẫn cưới và ngày giờ tổ chức rồi ghi vào hai bản giấy đỏ gọi là “lộc mệnh”, mỗi bên giữ một bản để làm tin. Lễ dạm hỏi thành công, nhà trai trao cho nhà gái đôi vòng tay bạc đính ước để cha mẹ cô gái đeo cho con. Với đôi vòng bạc trên tay, cô gái đã là người “có nơi có trốn”.
Dược phẩm An Thiên Sau lễ dạm hỏi, cô dâu phải chuẩn bị quần áo mới cho mình và chú rể, nhà trai lo chuẩn bị lễ vật dẫn cưới, rượu, thịt cho hôn lễ.
Lễ cưới
Đám cưới của người Dao Đỏ được tổ chức trong thời gian từ tháng Mười đến tháng Chạp và diễn ra liên tục ba ngày đêm.
Ngày thứ nhất, hai bên gia đình làm lễ trình báo tổ tiên. Nhà trai cắt giấy màu, ghi câu đối, trang hoàng nhà cửa, lại cử 2 người mang đồ dẫn cưới sang nhà gái gồm rượu, thịt để nhà gái tổ chức tiệc rượu liên hoan.
Ngày thứ hai, nhà gái đưa dâu sang nhà trai. Nhà trai lập đội nhạc thay mặt nhà trai đón đoàn nhà gái ở ngoài làng. Đêm hôm ấy, ông bà mối, phù dâu, cô dâu cùng bố mẹ cô dâu nghỉ tại gian buồng tạm ngoài hiên. Khách khứa nhà gái vào nhà trai bằng lối cửa phụ.
Ngày thứ ba là ngày cưới chính bao giờ cũng phải là một trong các ngày Dần, Mão, Ngọ, Mùi là những ngày tốt theo quan niệm của người Dao Đỏ.
Mở màn là lễ nhập khẩu cho cô dâu, tiếng Dao Đỏ gọi là Thim tinh. Thầy cúng khấn báo tổ tiên về việc gia đình tổ chức đón dâu, mong tổ tiên chấp nhận và nhập thêm khẩu vào gia đình. Tiếp theo là lễ đặt tên cho chú rể, tiếng Dao Đỏ gọi là Sất giềm bủa. Thầy cúng khấn báo cho tổ tiên biết gia đình có con trai đã xây dựng gia đình, xin tổ tiên phù hộ cho vợ chồng hạnh phúc, làm ăn phát đạt, sinh nhiều con cái thông minh, tài giỏi... Ngay sau đó, cả đội nhạc ùa vào giữa nhà múa lễ mở cửa lớn (Tải khai mần) để chuẩn bị đón dâu. Ông thổi kèn chạy ra ngoài cửa hướng kèn lên trời thổi mời tổ tiên về dự lễ cưới; lại quay bốn phuơng mời thần linh. Đội nhạc vừa thổi vừa múa các động tác sôi động, rộn ràng.
Cô dâu người Dao Đỏ mặc 3 – 4 bộ quần áo mới để mong sung túc về sau, rồi lại đeo yếm ngực, quấn thắt lưng vào hông, đeo khăn địu vào lưng, cuốn xà cạp vào bắp chân, đi hài vải đen mũi cong, vấn lại tóc rồi đội mũ gỗ, trùm một vuông vải đỏ che kín đầu, quàng chéo ngực một băng vải đỏ, chính giữa ngực có điểm hoa bằng bạc trắng.
Trước khi đón dâu diễn ra nghi thức phá trận dành dâu ở giữa sân, tiếng Dao gọi là Hinh dìn tra. Nhà gái lập trận bằng cách bố trí 8 đôi nam nữ đứng quanh cô dâu và phù dâu theo sơ đồ bát cung. Đội nhạc vừa tấu nhạc vừa đi theo hình bát quái hai vòng xuôi, hai vòng ngược rồi đến lạy ba lạy trước mặt ông bà mối và bố mẹ cô dâu xin phép được đón dâu vào nhà.
Đoàn nhà gái tiến đến trước cửa chính, dừng ở ngưỡng cửa – nơi đã đặt sẵn một chậu nước, trên miệng chậu gác chéo 2 con dao trừ tà (biểu tượng hình chữ VẠN). Thầy cúng một tay cầm bát nước, một tay cầm que sắt vừa niệm chú vừa đi quanh nhà ngậm nước phép phun ra xung quanh, hết một vòng nhà lại cầm một con gà con vung ra tứ phía; sau đó dùng kiếm phép chặt đứt đầu gà, ném ra ngoài cửa.
Em gái chú rể dắt tay cô dâu bước qua chậu nước phép vào nhà, đưa đến đứng cạnh chú rể trước ban thờ để làm lễ bái đường (pái tồng). Thầy cúng làm phép thu vía đôi trẻ vào hai cái chén rồi rót rượu cho cô dâu chú rể, mỗi người phải uống cạn ba chén. Cặp chén được úp vào nhau đặt lên ban thờ. Cô dâu chú rể đã chính thức thành vợ chồng trước sự chứng kiến của tổ tiên. Cô dâu chú rể cùng vái tổ tiên 3 lần, mỗi lần ba vái: lần thứ nhất vái tổ tiên tam đại; lần thứ hai vái Bàn Vương, lục tướng, ngũ kỳ binh mã và 12 ông tổ của 12 dòng họ người Dao đã dẫn dắt con cháu vượt biển xuôi về phương nam; lần thứ ba vái ông Trù Chông - thuỷ tổ người Dao. Sau đó, song thân phụ mẫu đến ngồi trên nghế đặt trước ban thờ nhận của cô dâu chú rể ba vái (chú rể vái gập lưng, cô dâu chỉ nhún gối).
Nhà trai sắp mâm bày tiệc rượu để quan khách hai họ cùng chung vui. Đội nhạc tấu nhạc mua vui trong suốt thời gian tiệc rượu. Cô dâu, chú rể đến từng mâm chúc rượu cảm ơn. Khách khứa nhận rượu rồi trao quà mừng cùng những lời chúc tốt lành: phú quí giàu sang, sớm sinh quí tử…
Lễ lại mặt
Một tháng sau ngày cưới, nhà trai (gồm ông bà mối, bố mẹ chú rể và cô dâu, chú rể) mang lễ vật gồm một con lợn, một đôi gà, vài lít rượu sang nhà gái làm lễ lại mặt. Nhà gái làm cơm cúng báo tổ tiên rồi bầy mâm rượu đón tiếp nhà trai. Hai bên gia đình cùng vui vầy trong không khí xum họp gia đình./.