Thông tin doanh nghiệp

Lễ hội chùa Bái Đính  - BOOKING TOUR
Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, được tổ chức hàng năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Lễ hội Katê - BOOKING TOUR
Lễ hội Katê
Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm nhằm khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch (tháng 9 âm lịch) để tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Pôme... Lễ hội diễn ra trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp đến làng rồi về từng gia đình tạo thành một dòng chảy phong phú, đa dạng.
Làng Mỹ Nghiệp - BOOKING TOUR
Làng Mỹ Nghiệp
Làng Mỹ Nghiệp (thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về phía Đông Nam), có tên Chăm là Ca Klaing. Làng nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm đã và đang thu hút nhiều lao động tham gia, tạo ra được những sản phẩm có giá trị được khách hàng trong và ngoài nước ưa thích.
Lễ hội Cờ lau Hoa Lư - BOOKING TOUR
Lễ hội Cờ lau Hoa Lư
Để tưởng nhớ công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng, từ 8 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhân dân Ninh Bình tổ chức Lễ hội cờ lau Hoa Lư tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư - nơi Đinh Tiên Hoàng đã xây dựng kinh đô.
Hội Trường Yên - BOOKING TOUR
Hội Trường Yên
Mùa xuân trẩy hội Trường Yên cũng là dịp du khách đi thăm di tích đền vua Đinh, đền vua Lê, thăm lăng vua Đinh trên đỉnh núi Mã Yên, độ cao khoảng 150m, tưởng nhớ về nguồn cội, tổ tiên - một vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
Lễ hội đền Quả Sơn - BOOKING TOUR
Lễ hội đền Quả Sơn
Lễ hội đền Quả Sơn là lễ hội vùng lớn vào loại bậc nhất ở Nghệ An. Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày 19, 20 và 21 tháng giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ tới công đức của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang – vị danh tướng, danh thần của vương triều Lý đã có công lớn trong việc bảo quốc an dân, củng cố nền độc lập, thông nhất đất nước ở thế ký XI (1039 – 1055). Đây là lễ hội dân gian đặc sắc, hấp dẫn và mang nhiều ý nghĩa nhân văn, thể hiện tinh thần đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, làm sống động tinh thần thượng võ cùng những thuần phong mỹ tục của nền văn hoá dân gian Đền Quả Sơn là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và các vị thần. Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã được các nhà sử học đề cao,
Hội Vật Cù ở Thanh Chương - BOOKING TOUR
Hội Vật Cù ở Thanh Chương
Trò vật cù: trên một khoảng sân, thường có khoảng 14 thanh niên trai tráng chia hai bên cởi trần, đóng khố, tìm cách lừa nhau để ôm cho được quả bóng bằng củ chuối gọt nhẵn chạy về bỏ vào chuồng (lỗ nhỏ được đào theo hình vuông hoặc tròn, gần như là vừa khít với quả cù) đối phương thì là thắng cuộc.
Hội Chùa Hương - BOOKING TOUR
Hội Chùa Hương
Chùa Lương còn gọi là chùa trăm gian tên chữ là Phúc Lâm Tự tọa, được xây dựng vào đời vua Lê Hồng Thuận (1509-1515) cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16. Chùa Lương lúc đầu có quy mô nhỏ, sau nhiều lần trùng tu chùa cũng lớn dần.
Hội Chùa Keo hành thiện - BOOKING TOUR
Hội Chùa Keo hành thiện
Lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức vào rằm tháng 9 âm lịch hằng năm, tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Lễ hội gồm: Lễ dâng hương, cầu cúng, tụng kinh, múa rồng, đua thuyền trên sông Hồng. Đối tượng suy tôn: Đức Phật và thiền sư Không Lộ người giỏi chữa bệnh lại giỏi cả thơ văn, ông tổ nghề đúc đồng, nhà kiến trúc tài giỏi có công phò vua giúp nước.
Festival Hoa Đà Lạt ngày càng có nhiều loại hoa quý triển lãm - BOOKING TOUR
Festival Hoa Đà Lạt ngày càng có nhiều loại hoa quý triển lãm
Festival Hoa Đà Lạt không chỉ quảng bá những loài Hoa, những công trình nghệ thuật từ Hoa mà còn quảng bá những thứ làm lên tên tuổi của Đà Lạt.
Lễ hội chùa Minh Khánh - BOOKING TOUR
Lễ hội chùa Minh Khánh
Chùa Minh Khánh còn có tên là chùa Hương Đại hay chùa Hương ở thôn Bình Hà , huyện Thanh Hà. Bình Hà nguyên là trang Bình Kha thời Lý, đến TK XIII, Trần Nhân Tông đổi thành Hương Đại, nay thuộc thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Hà, thành phố Hải Dương.
Lễ hội Đình Bầu - BOOKING TOUR
Lễ hội Đình Bầu
Trong hội làng Đình Bầu thuộc xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương) thường có nhiều trò diễn dân gian, như hát ca trù, đấu vật, tổ tôm điếm, nhưng vui nhất vẫn là hát đúm.
Lễ hội đền Trần Thương  - BOOKING TOUR
Lễ hội đền Trần Thương
Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Đền thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và song thân của người.
Hội vật võ Liễu Đôi - BOOKING TOUR
Hội vật võ Liễu Đôi
Làng Liễu Ðôi thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Hàng năm từ 5 đến 10 tháng Giêng âm lịch, làng đều tổ chức hội Vật võ để kỷ niệm Thánh Ông người họ Ðoàn, đã có công chiến đấu chống ngoại xâm phương Bắc, đồng thời là ông tổ của vật võ.
Lễ hội chùa Keo - BOOKING TOUR
Lễ hội chùa Keo
Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông ở hương Giao Thuỷ ven sông Hồng.
Lễ hội Trường Yên - BOOKING TOUR
Lễ hội Trường Yên
Hội Trường Yên diễn ra hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch ngay trên mảnh đất Cố đô Hoa Lư của nước Ðại Cồ Việt xa xưa để tưởng niệm công đức của vua Ðinh và vua Lê.
Lễ hội Chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam tại tỉnh Vĩnh Phúc - BOOKING TOUR
Lễ hội Chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam tại tỉnh Vĩnh Phúc
Gần bến sông Lô thuộc thị trấn Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, tương truyền vào một buổi sáng nọ, người ta thấy hai con trâu trắng đánh nhau, rồi nhảy xuống sông tự tử. Dân làng gọi đây là bến sông sau Ảnh Quay, làng này là làng Bạch Ngưu và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu từ đó.
Chùa Kh'leang Sóc Trăng - BOOKING TOUR
Chùa Kh'leang Sóc Trăng
Khleang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng được xây dựng vào giữa thế kỷ 16. Chùa có bức tượng Phật ngồi trên đài sen cao 6,8 m đặt ngay ở chính điện. Chùa Khleang đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chrorumchec - lễ hội cúng phước biển ở Vĩnh Châu - BOOKING TOUR
Chrorumchec - lễ hội cúng phước biển ở Vĩnh Châu
Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lễ hội truyền thống trong năm mà phần lớn đều gắn với lễ nghi tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng như Ook Om Bok, Chol Chnam Tmay, lễ dâng y...
Chùa Cổ Lễ - BOOKING TOUR
Chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ có tên chữ là Quang Thần tự thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, một di tích lịch sử - văn hoá, thắng cảnh nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được lập vào thế kỷ thứ XII thời Lý. Chùa dựng trên một nền đất vuông, có sông nhỏ và hồ bao quanh. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, người đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.
Nhà thờ Trung Lao - BOOKING TOUR
Nhà thờ Trung Lao
Nhà thờ có chiều dài 50m, rộng 16m, gồm 11 gian, được xây bằng gạch, mái lợp ngói đỏ hình vẩy rồng, còn gọi là ngói Nam. Toàn bộ nội thất cung thánh đường đều được làm từ lõi gỗ lim do thợ mộc lành nghề thực hiện. Cột của nhà thờ là những thân gỗ lim có đường kính từ 70cm - 80cm được để mộc mạc, không trang trí. Các vì kèo, xà khóa, xà cân nâng đỡ cây long cốt được chạm trổ rất công phu với hoa văn hoa lá uyển chuyển, tạo sự nhẹ nhàng, thanh thoát. Cây long cốt được sơn màu đỏ, khắc niên đại xây dựng nhà thờ bằng chữ Hán. Tường nhà thờ được trang trí hoa văn theo kiểu tứ quý với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Hội Phủ Dầy - BOOKING TOUR
Hội Phủ Dầy
Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch, chính hội là 3/3, du khách thập phương nô nức hành hương về với Hội Phủ Dày, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam. Tục thờ Đức Thánh mẫu có ở khá nhiều nơi như Phố Cát (Thanh Hóa), Đền Sòng (Nghệ An)... Nhưng có lẽ tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (nơi Mẫu sinh) là thu hút khách thập phương hơn cả.
Hội chùa Lương - BOOKING TOUR
Hội chùa Lương
Hội chùa Lương được tổ chức từ ngày 13 - 16/3 âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, nhằm suy tôn Trần Vũ, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cấp - 4 tổ từ Cổ Lễ sang đây khai khẩn, lập ấp năm 1486.
Hội Vật Làng Sình - BOOKING TOUR
Hội Vật Làng Sình
Lại Ân còn gọi là làng Sình, nằm bên hữu ngạn sông Hương, ở hạ lưu ngã ba Sình, trước thuộc huyện Tư Vinh hay tổng Mậu Tài, nay là xã Phú Mẫu huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ, một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt. Hằng năm sau khi ăn Tết xong, làng ở hội vật vào ngày 10 tháng giêng với niềm mong ước: dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người.