BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Hội chùa Lương

Hội chùa Lương được tổ chức từ ngày 13 - 16/3 âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, nhằm suy tôn Trần Vũ, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cấp - 4 tổ từ Cổ Lễ sang đây khai khẩn, lập ấp năm 1486.

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Chùa Lương còn gọi là chùa trăm gian tên chữ là Phúc Lâm Tự tọa, được xây dựng vào đời vua Lê Hồng Thuận (1509-1515) cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16. Chùa Lương lúc đầu có quy mô nhỏ, sau nhiều lần trùng tu chùa cũng lớn dần. Chùa hiện có quy mô lớn, gồm 100 gian, mang phong cách kiến trúc dân tộc của nhiều thời đại, nhưng đậm nét nhất là phong cánh nhà Nguyễn thế kỷ 17 và 18. Chùa dựng trên thế đất đẹp, thoáng. Trước chùa là hồ nước trong xanh, rộng hàng ngàn mẫu như tấm gương in bóng tam quan, “Thiên thạch đài trụ”, cùng các cây cổ thụ càng tôn vẻ đẹp của tổng thể công trình. Khuôn viên chùa Lương có thể chia làm hai khu vực gắn bó chặt chẽ với nhau.

 

 

 

 

 

Công ty dược phẩm An Thiên Những công trình quan trọng tập trung trong hai khu vực chính tất cả có 49 gian bao gồm: Tiền đường, tam bảo, gác chuông, hậu đường và hai dãy hàng lang Đông Tây được liên kết lại theo nối giao mái, bắt vần, tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hoà. Vật liệu xây tường, lợp mái được dùng là gạch Bát Tràng vuông kích thước là 30cm x 30 cm và gói ta.

 

Dược phẩm An Thiên Nổi bật hơn cả là tiền đường năm gian bảo lưu kiến trúc đậm đà thời hậu Lê. Công trình không vươn theo trục dọc (chiều cao ) mà phát triển theo trục ngang (chiều rộng ) nên có dáng thấp với mái ngói uốn cong mềm mại. Kiến trúc thực hiện theo kiểu: bẩy, kẻ, trụ non, câu đầu-là thứ kiến trúc tiêu biểu của hai thế kỷ 17 và 18.

 
 

Khu vực thứ hai là chùa Lương bao gồm nhà tổ “Quan âm các” nhà khách, tăng phòng, nhà trọ, nhà bếp… bao gồm 49 gian lớn, nhỏ cũng xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Phía Bắc chùa có hàng chục tháp mộ, gắn với tổng thể kiến trúc của ngôi chùa.

 

Khách tham quan sẽ thấy rất thú vị trước giếng nước chùa Lương bởi sự độc đáo: Thành giếng được tạo thành bằng những chiếc cối đá xếp vòng tròn chồng từng lớp nên nhau. Nước giếng trong vắt, tinh khiết, vẫn thường dùng để đồ xôi sửa lễ cúng Phật.

 

Tổng thể kiến trúc chùa Lương, đặc biệt ở khu vực chính đã thể hiện trình độ điêu luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của những nghệ nhân dân gian. Tài nghệ ấy biểu lộ trên nhiều khía cạnh. Đó là việc tạo nên bộ khung của các hạng mục công trình, đảm bảo sự chắc chắn, độ bền vững qua nhiều thế kỷ mà vẫn nhẹ nhàng thánh thoát.

 

 

Kỹ thuật nắp ráp, làm mộng mẹo ở trình độ cao làm cho các thành phần kiến trúc được liên kết với nhau rất khít mộng, mặc dù ngôi chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa. Đó còn là tài nghệ trong việc tạo dáng các đầu đao, con kìm, trụ, đấu, con giường, bắp quả, cách gia công đường hoành, lá mái, soi chỉ, các góc…

 

Từ xưa, chùa Lương đã là một cảnh quan kỳ thú có một không hai của đất Nam Định. Hàng năm, cứ vào tháng 3, dân làng mở hội, gọi là “vào đám cầu phúc” (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà). Ngày nay, lễ hội được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng ba (âm lịch).

 

 Phần Lễ gồm: Lễ kỳ yên, cầu phúc, lễ phật, rước kiệu. Phần rước, rất đặc trưng và thú vị. Đội rước đến từ khắp các xóm, các xã của Huyện, các hội tập phúc (Hội tập phúc là nơi có thờ các bà Chúa. Đoàn rước rất đông, và kéo dài đến tận vài cây số, và sẽ tiến hành rước quanh xã. Trong lễ rước thì những người tham gia ăn mặc rất trang nghiêm, tất cả đều vận những bộ đồ được thiết kế riêng cho nghi lễ rước. Mỗi đoàn tham gia đều có đầy đủ các loại kiệu: Nhang án, kiều võng, đội bảo về, đội cờ, đội kèn, đội trống, đội khênh các kiệu.

 

 

 

Về Phần Hội, mang nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam: kéo co, chơi cờ, hát chèo, lên đồng, hát văn, hát đối...Ngày 26/3/1990, chùa Lương được nhà nước cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hoá. Nhà nước dành kinh phí trùng tu, bảo dưỡng để giữ gìn di tích. Chùa đã trở thành một điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.