Gần bến sông Lô thuộc thị trấn Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, tương truyền vào một buổi sáng nọ, người ta thấy hai con trâu trắng đánh nhau, rồi nhảy xuống sông tự tử. Dân làng gọi đây là bến sông sau Ảnh Quay, làng này là làng Bạch Ngưu và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu từ đó.
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Bên bến sông Lô xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, theo truyền thuyết, vào một buổi sớm mai, người ta thấy có 2 con trâu trắng đánh nhau rồi cùng nhảy xuống dòng sông, biến mất. Dân làng gọi bến sông đó là bến Ảnh, làng đó là làng Bạch Ngưu và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu từ đó.
Công ty dược phẩm An Thiên Theo một truyền thuyết khác dân làng kể lại rằng, lễ hội này có từ thế kỷ II trước Công nguyên, khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, triều đình nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, sông Lô, Vĩnh Phúc để tổ chức đánh giặc.
Dược phẩm An Thiên Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân, sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng cũng được duy trì để tiếp nối truyền thống anh hùng.
Như đấu trường La Mã
Lao vào nhau ầm ầm và phanh gấp để chào khán giả trước khi thi đấu.
Màn chào hỏi
Lễ hội chọi trâu ở làng Bạch Ngưu là một lễ hội cổ xưa và độc đáo nhất Việt Nam hiện nay. Hàng năm, cứ sau ngày rằm tháng Giêng, người dân lại mở hội Đấu Ngưu theo truyền thống. Trước đây, hội chỉ diễn ra trong ngày 17 tháng Giêng âm lịch.
Về sau, càng ngày hội càng thu hút đông người tham gia nên Ban tổ chức đã kéo dài ngày hội làm 2 ngày: 16 và 17 tháng Giêng. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, bởi nó biểu trưng cho tính cộng đồng và đặc biệt hơn gợi nhớ về cội nguồi cũng như giáo dục tình yêu quê hương sâu sắc.
Khán giả đến đông nghẹt "xới chọi"
Hàng vạn khán giả đến với Lễ hội chọi trâu Hải Lựu, để không chỉ được chứng kiến những pha đấu nảy lửa, mà còn mang về một chút sinh khí khỏe mạnh, chút tinh thần thượng võ đầu năm mới từ thịt của các chú trâu chọi
Nét văn hóa độc đáo của chọi trâu Hải Lựu khác với lễ hội chọi trâu ở nơi khác. Thông thường các trâu thường do các cá nhân hoặc các xã trong một huyện mua về chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng ở Hải Lựu các “đấu sĩ trâu” được các tập thể cùng tham gia nuôi dưỡng, huấn luyện (mỗi tập thể thường là các xóm, làng hoặc họ tộc...) đã gắn bó lâu đời với nhau.
Hàng năm, vào khoảng tháng 7 - 8 các cộng đồng này góp tiền cử người lặn lội lên tận Tuyên Quang, Hà giang, Lai Châu... để tìm những trâu khoẻ đẹp mua về, mỗi trâu giá từ 10 - 12 triệu đồng.
Nuôi và chăm sóc Trâu
Để một ngày mang ra thi đấu
Trâu mua về được cả cộng đồng bình xét giao cho một gia đình tiêu biểu nuôi dưỡng, gia đình này phải là gia đình có đủ ông bà, cha mẹ, con cháu sống hoà thuận, hiếu thảo, trên kính dưới nhường, kinh tế khá giả, nghĩa là một gia đình rất văn hóa, các gia đình khác có nghĩa vụ đóng góp thức ăn cho trâu (thường là bột ngô bột sắn, cám gạo ...).
Trâu được cả cộng đồng yêu quí, vuốt ve, trân trọng như một thành viên và thông qua “ông trâu” cộng đồng cũng yêu quí gắn bó nhau hơ
Sau gần nửa năm được chăm sóc rèn luyện, trâu nào cũng béo tốt, tràn đầy sinh lực trước khi vào trận. Nét đẹp văn hóa nữa là Trâu chọi bao giờ cũng đấu nhau bằng lối đối mặt dùng sừng và sức khoẻ để chọn thế võ tấn công đối phương, dù thắng hay thua không bao giờ trâu tấn công nhau từ phía sau lưng hay mạng sườn, điều này thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Trước ngày lễ hội xã Hải Lựu cử một đoàn người lên tế lễ tại Đền Hùng. Đêm trước lễ hội là lễ tế Thành Hoàng làng, cả xã đêm ấy như không ngủ, sau lễ tế Tổ trang nghiêm cả làng uống rượu, ca hát, cùng bàn chuyện làm ăn trong năm mới, cùng chuẩn bị cho trâu vào xới chọi ngày mai và trong sâu thẳm mỗi con người nông dân bình dị đều giành giờ phút thiêng liêng để nghĩ về tổ tiên về quá khứ xa xưa oai hùng.
Có lẽ chọi trâu ở xã Hải Lựu là một trong những lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa nhất còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ, ở đây không có những toan tính thái quá của con người, không có trâu bị tiêm thuốc kích thích, không có cá cược.
Nếu ai đã từng đến lễ hội chọi trâu Vĩnh Phúc một lần, hòa chung niềm vui đầu năm với những người dân nơi đây, cùng sống trong không khí sôi động này thì hẳn sẽ nhớ mãi một lễ hội đặc sắc mang đậm nét riêng thổi hồn vào truyền thống dân tộc.
Một con trâu mắt đỏ ngầu vì sôi sục ý chí chiến đấu.
Tất nhiên có chuyện mừng vui của cộng đồng có trâu thắng cuộc, nhưng tất cả các trâu dù thắng dù thua đều là những trâu khỏe mạnh và ngay sau khi lễ hội kết thúc các “ông trâu” đều “được” cộng đồng giết thịt, liên hoan tập thể, ai cũng mong được thưởng thức món thịt trâu quí và mong một năm mới có sức khoẻ “như trâu”.
Mọi người vừa vui bên mâm cỗ, vừa bàn đến những miếng võ đẹp của trâu và rồi lại tiếp tục bàn việc giữa năm, cộng đồng cử người đi tìm mua trâu mới chuẩn bị cho mùa chọi năm sau.
Lễ trao giải
Kết thúc lễ hội, các ông Cầu sẽ bị đem… làm thịt để bán cho du khách, giá thịt dao động từ 400.000 - 700.000 đồng, riêng ông Cầu vô địch có giá đến 1,5 triệu đồng/kg. Giá cao như vậy nhưng thịt của các ông Cầu vẫn được du khách mua hết ngay trong buổi sáng.
Lễ hội kết thúc bằng màn... bán thịt trâu.
Điều đọng lại trong tôi là cho dù thắng hay bại các Ông Cầu ( Tên gọi của các đấu sĩ Trâu ) mà trước đó đã được nuôi hàng năm, được dậy dỗ để chiến đấu đến cùng, và cuối cùng đều được dí điện cho chết và mổ thịt bán cho dân .