399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Đối với các bánh răng cần phải qua nguyên công nhiệt hóa (thấm carbon, thấm ni tơ) thì cấu trúc vật liệu tối ưu để cải thiện điều kiện cắt là hạt peclit. Để có được cấu trúc vật liệu như vậy khi dùng các loại thép hợp kim 12XH, 30XM và thép 45 cần thực hiện nguyên công ram với chế độ sau: nung phôi đến nhiệt độ 9500C trong thời gian 1.5-2 giờ, giữ ở nhiệt độ 9500C trong thời gian 1 giờ, làm nguội nhanh trong thời gian 10 phút tới nhiệt độ 6200C, giữ ở nhiệt độ 6200C trong thời gian 3 giờ, làm nguội đến 1000C trong 45 phút.
Công ty dược phẩm An Thiên Để đảm bảo độ cứng và độ bền của bánh răng, chúng phải được nhiệt luyện bằng một trong các phương pháp sau đây:
- tôi thể tích và ram
- tôi bề mặt
- nhiệt hóa bề mặt
Dược phẩm An Thiên Trong những trường hợp khi cần tăng độ bền bề mặt mà không làm thay đổi thành phần hóa học của vật liệu người ta dùng phương pháp tôi bề mặt. Các phương pháp thường dùng là tôi bề mặt bằng ngọn lửa ga và tôi bề mặt bằng dòng điện cao tần. Theo phương pháp ngọn lửa ga thì bề mặt chi tiết được nung nóng bằng hỗn hợp khí ô xy và axetylen tới nhiệt độ 31000C. tỉ lệ của ô xy và axetylen là 1:1.3. làm nguội sau khi nung nóng được thực hiện bằng phun nước hoặc ngâm trong dầu. Ưu điểm của phương pháp tôi bề mặt bằng ngọn lửa ga là đơn giản và tính vạn năng của thiết bị, còn nhược điểm chính của phương pháp này là khó điều chỉnh nhiệt độ nung nóng tối ưu.
Nếu sử dụng cơ cấu điều chỉnh tự động nhiệt độ nung thì phương pháp sẽ được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất. Thời gian nung nóng đối với các bánh răng có mô đun 2-5 mm là 12 giây, còn đối với các bánh răng có mô đun 6-8 mm là 15 giây. Thời gian giữ nhiệt độ nung khoảng 10 giây. Khi nung, bánh răng quay với tốc độ 87 vòng / phút. Phương pháp tôi bề mặt tiên tiến hơn là phương pháp dùng dòng điện cao tần. Chi tiết gia công bánh răng được đặt trong bộ phận cảm và cho dòng điện cao tần đi qua (103-106Hz) nhờ đó mà trên lớp bề mặt của chi tiết cảm ứng các dòng điện xoáy để nung nóng nhanh bề mặt chi tiết. Sau khi nung nóng chi tiết được làm nguội bằng phun nước hoặc emynxi. Trong một số trường hợp chi tiết được ngâm trong dầu.
Có một số phương pháp tôi bề mặt bằng dòng điện cao tần như sau: nung và tôi đồng thời taon2 bộ bề mặt chi tiết (cho các bánh răng có mô đun < 6mm, các loại trục ngắn), trong trường hợp này chi tiết đứng yên hoặc quay 20-30 vòng trong thời gian nung. Nung và tôi tuần tự từng phần của chi tiết dùng cho các bánh răng có mô đun > 6mm. Nung và tôi tuần tự- liên tục với dịch chuyển của trục răng có chiều dài lớn. Thời gian nung bằng dòng điện cao tần phụ thuộc vào chiều sâu lớp bề mặt cần tôi và tần số của dòng điện. Do tốc độ nung cao (2000C - 6000C) và thời gian giữ nhiệt không lớn cho nên nhiệt độ nung tối ưu của phương pháp tôi bề mặt bằng dòng điện cao tần cao hơn nhiệt độ của phương pháp tôi thông thường khoảng 1000C- 2000C.
THÔNG TIN CÔNG TY:
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BẾN THÀNH - 0314405938
Địa chỉ: 35 Đường số 3, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: (028) 6279.6888 - 0902.910.918
Website: http://giacongcokhitphcm.com
Email: thietbibenthanh@gmail.com
BẾN THÀNH EQUIPMENT