BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Cách tăng độ bền máy gặt đập liên hợp

Cách tăng độ bền máy gặt đập liên hợp

Máy gặt đập liên hợp đang dần trở nên phổ biến trên những cánh đồng lúa ở nước ta. Loại máy này thay thế được rất nhiều nhân công lao động, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm sức người trong quá trình gặt lúa và đồng thời tăng năng xuất lao động. Tuy nhiên để sử dụng mát gặt đập liên hợp một cách hiệu quả và bền bỉ thì cần phải lưu ý một số điều.

Cách tăng độ bền máy gặt đập liên hợp

Khi mua máy mới, mọi khách hàng đều được nhận một số phụ kiện kèm theo sách hướng dẫn sử dụng máy gặt đập liên hợp. Trước khi sử dụng, khách hàng cần đọc kĩ hướng dẫn để có thể sử dụng máy hiệu quả và bền bỉ nhất. Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề như cần làm ấm máy trước khi sử dụng vào việc gặt lúa. Quy trình làm ấm máy được thực hiện bằng cách khởi động máy nhưng không sử dụng ngay mà để máy chạy không tải. Việc làm ấm máy này sẽ giúp nhớt trong động cơ đi hết được đến các bộ phận bên trong, giúp máy hoạt động nhanh nhạy, không gặp sự cố và bền bỉ.

 

Nếu không làm ấm máy trước khi sử dụng thì rất dễ gặp các sự cố hỏng hóc các bộ phận mà điển hình như nứt máy, chết máy, các bộ phận trong máy bị mài mòn khiến sơm phải bảo dưỡng sửa sữa và thay đổi. Đặc biệt ở những vùng cao có khí hậu lạnh như Đà Lạt, Lai Châu,... do ảnh hưởng của thời tiết khiến máy không sử dụng hạ nhiệt độ thấp, nhớt khó đi khắp các bộ phận vận hành nên việc làm ấm máy lại càng quan trọng hơn.

 

Với nhiệt độ vào mùa hè ở miền bắc và miền nam, những vùng khí hậu nhiệt đới thì thời gian làm ấm khoảng 5 đến 10 phút. Nhưng ở những vùng cao hơn, có khí hậu cận nhiệt, nhiệt độ hạ thấp từ 0 đến 10 độ thì thời gian làm ấm phải kéo dài từ 10 – 20 để đảm bảo máy được vận hành tốt và bền bỉ. Người sử dụng cần lưu ý những điều trên để tăng độ bền của máy gặt đập liên hợp.