Tháp Chiên Đàn
Tháp Chiên Đàn (Chiên Đàn là từ được phiên âm từ chữ Chandan của tiếng Phạn, có nghĩa là cây lô hội) là một trong những ngôi tháp cổ của Champa, hiện đang còn tồn tại ở làng Chiên Đàn, thuộc xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 5km về phía Bắc, cách Đà Nẵng 60km về phía Nam, bên cạnh quốc lộ 1A.
Tháp Khương Mỹ
Di tích Khương Mỹ thuộc xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, gần Quốc lộ 1A, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 75km về phía Tây - Nam. Bao gồm 3 tháp liên hoàn nằm kề nhau, được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X. Tại đây đã phát hiện nhiều tác phẩm điêu khắc (hiện được trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Champa Đà Nẵng) và nhiều chum vại có niên đại khoảng vài trăm năm.
Thành Đồng Hới
Thành Đồng Hới, tên chữ là “Định Bắc Trường Thành”, tọa lạc trên một vùng đất xung yếu, cắm một cái chốt độc đạo trên con đường xuyên Việt từ Bắc vào hay Nam ra. Thành gần biển, cách cửa biển Nhật Lệ 1.500m, phía Đông là con sông Nhật Lệ, phía Tây cách rừng khoảng vài nghìn mét. Thành nằm ở phường Hải Đình, trung tâm thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, còn lưu giữ nhiều chứng tích của hai cuộc chiến tranh, in dấu ý chí kiên cường quật khởi của quân và dân Quảng Bình.
Đền thờ Công chúa Phất Kim
Đền thờ Công chúa Phất Kim, còn gọi là đền Thục Tiết công chúa, là ngôi đền nhỏ, nằm trong khu dân cư thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đền nằm chính giữa, cách đền Vua Lê Đại Hành và phủ Vườn Thiên 300m.
Nhà bia Lý Thái Tổ
Nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ là di tích mới được xây dựng tại cố đô Hoa Lư với sự liên kết của tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội. Vị trí đặt nhà bia sát khu vực quảng trường sân khấu lễ hội. Đây là công trình kiến trúc phương đình với mặt bằng hình vuông. Giữa lòng nhà bia đặt tấm bia đá cao 1,99 m; rộng 1,38 m. Mặt bia quay hướng Bắc. Trán bia chạm hình mặt nguyệt và vân ám, diềm bia chạm hình hoa cúc dây. Đây là một công trình có độ bền vĩnh cửu, mô phỏng nghệ thuật kiến trúc truyền thống dân tộc, hài hoà với cảnh quan di tích.
Đền Quả Sơn
Đền Quả Sơn là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và các vị thần. Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã được các nhà sử học đề cao, được xếp là một trong 9 vị danh nhân của đất nước Đại Việt. Tác phẩm "Việt Điện u linh" của Lý Thế Xuyên nói về Lý Nhật Quang với một ngôn từ rất trang trọng "một đại phúc thần cải châu, trung trực, liêm khiết" và đặc biệt về xếp thứ tự, theo quan niệm của Lý Thế Xuyên, những vị thần nào công đức lớn hơn được xếp trên sau các vị vua và các đại thần chứ không xếp theo thời gian, thì Uy Minh Vương Lý Nhật Quang được viết đầu tiên trên cả Lý Thường Kiệt (Lý Thường Kiệt là bậc cháu của Lý Nhật Quang).
Khu di tích Khảo cổ học Bình Tả
Nằm trong một quần thể di tích từ thời tiền sử tới sơ sử được phân bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Đông, cụm di tích này thuộc nền văn hóa Óc Eo-Phù Nam có niên đạt từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả(gồm Gò Xoài, Gò Đồn, Gò Năm Tước), cách thị xã Tân An 40km về phía đông bắc. Cụm di tích Bình Tả nằm tại ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.