399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Có nhiều ý kiến về sự lập đền. Có tài liệu cho là đền được lập từ hồi Minh Mệnh thứ 18, là năm Kỷ Hợi (1839) nhưng theo ký ức của dân gian thì nó ra đời khi đô thị Vinh mới được nhóm lên, tức thời vua Quang Trung (1788- 1792). Điều đó chứng tỏ đền Hồng Sơn có một lịch sử khá lâu đời.
Đền Hồng Sơn có nét kiến trúc cổ kính nhưng không kém phần tráng lệ. Tam quan, tạc môn, tháp, gác trống, gác chiêng và các tòa trung điện, thượng điện có từ thời Nguyễn. Sau này có xây thêm hạ điện, các lối hữu vu, tả vu, tả hiền, hữu hiền, sân giữa, bờ tường bao quanh. Cách bố trí các công trình kiến trúc ở đây tuân thủ theo sự đăng đối từng cặp một và được nâng dần lên từ ngoài vào trong. Tòa nhà cao nhất là thượng điện, tạo cho đền một quần thể kiến trúc vững chãi, tâm nghiêm.
Hạ điện rộng 274m2. Tuy mới được trùng tu năm 1998 nhưng nó đã lấy lại được phong cách kiến trúc của thời xưa. Trong đó, đặt các hương án bày khám thờ sơn son thiếp vàng, đính các câu đối, các bức đại tự cùng trống, chiêng, gươm, giáo bằng gỗ, là nơi thờ Thánh Mẫu, Tứ Phủ Diệu Linh cùng Quan Hoàng Mười. Sân trước Hạ điện cũng dành khoảng không gian cho việc hành lễ, tế lễ trong những ngày lễ trọng.
Trung điện rộng 65m2, là nơi tập trung những đặc sắc nghệ thuật về kiến trúc, các rường bẫy uốn cong có xoi lồng những búp sen cùng chim, cá sống động. Các giao điểm giữa cột và xà bẫy có chạm trổ tứ linh xen với các cành lá, hoa trái trông khá hài hòa. Đồ thờ và các bức câu đối đại tự cũng được chọn lọc, trần thiết trựng bày kỹ lưỡng hơn. Trung điện là nơi thờ tự Đức Tháng Trần, cùng gia quyến và Tướng lĩnh như: Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Thị Dung, Đệ nhị Vương Cô( con gái Đức thánh Trần)....
Thượng điện rộng102m2, mái cao xếp 4 tầng, các góc đều uốn cong và đắp những rồng, phượng. ở đây, trên cao đặt tượng Ngọc hoàng Thượng Đế, Nam Tào Bắc đẩu. Vị trí thờ tự chính ở đây là Quan Thánh Đế Quân - vị thần chủ của Đền.
Hiện nay tại đền Hồng Sơn, bên trong các miếu điện là công trình kiến trúc cổ kính, mỹ lệ, còn lưu giữ được 383 hiện vật với chất liệu quý gồm nhiều loại hình phong phú, có giá trị nghệ thuật cao, là nơi hội tụ những văn hóa tế khí hiếm có ở tỉnh Nghệ An.
Nếu có dịp ghé qua Nghệ An, hãy một lần đến đền Hồng Sơn chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cũng như tận hưởng một không khí trong lành của đền mang lại.