BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Atisô

Atisô là một thảo dược, toàn bộ cây atisô đều được sử dụng và không có độc tính. Atisô có tên khoa học là Cynara Scolynus L. do người Pháp đưa vào Việt Nam và được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, rồi đến Sa Pa, Tam Đảo, những nơi có khí hậu ôn đới.

Thành phần hóa học: Trong atisô chứa một chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 - 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại  K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.

Thân và lá khô của cây atisô sắc mỗi ngày 10-20g uống sẽ chữa được chứng vàng da, làm hạ cholesterol trong máu, chống choáng, ù tai, chữa thấp khớp, sỏi thận, kích thích sự bài tiết mật để tiêu hóa chất béo và kích thích tiêu hóa, chữa viêm thận cấp tính và kinh niên.

Dùng bông atisô nấu chín sẽ giúp tăng lực, ăn ngon, bổ gan, trợ tim, lợi tiểu, lợi sữa, giải độc, chữa đau dạ dày. Dùng lâu ngày không độc và tốt cho người bị tiểu đường. Hiện nay atisô đã được chế biến thành nhiều dạng: trà, cao mềm, cồn, thành phẩm (Cynaraphytol, Actisamin).

Hiện ngành y tế đã sản xuất atisô thành những viên nang hoặc cao lỏng là loại thuốc có tác dụng nhuận gan, mật, lợi tiểu. Nói chung, những người bị các bệnh về gan mật (viêm gan, thiểu năng gan, xơ gan...) nên dùng atisô lâu dài (có thể dùng dưới dạng trà, cao, viên đều được).

Đặc biệt lá atisô mới chứa nhiều hoạt chất nhất, còn các bộ phận khác (hoa, thân, rễ) hoạt chất không cao nên chỉ có ý nghĩa như một loại trà mà thôi.