BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Đồi Hắc Y

Vị trí: Chùa toạ lạc trên đỉnh đồi Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, cách thành phố Yên Bái 80 km.

Đặc điểm: Chùa mang kiến trúc độc đáo thời Trần

Trên đồi Hắc Y có tháp Hắc Y, thành đất, bãi quần ngựa, đấu đong quân,... những dấu ấn một thời oanh liệt trong lịch sử đấu tranh giữ nước.

Khu di tích này còn có tháp Hắc Y, đình Bến Lăn, núi thần áo Đen, đền Đại Cại. Các di tích này phần lớn đã bị đổ nát đang được phục chế. Đình Bến Lăn hiện chỉ có những tảng đá kê chân cột đình đường kính 0,72 m. Núi thần áo Đen là một dãy núi đá cao, trên đỉnh có ao cá, vườn cây, dấu tích của công trình tôn giáo thời Lý - Trần. Đền Đại Cại dựng cạnh bờ sông Chảy, mặt chính của đền nhìn ra ngã ba sông và đồi Hắc Y. Đền được dựng trong một khuôn viên rộng, có nhiều cây xanh và đường ven sông tạo vẻ đẹp thâm nghiêm, cổ kính. Tại khu vực Đại Cại, Bến Lăn còn tìm được nhiều công cụ đá cuội có đặc trưng văn hoá Sơn Vi.

ới đây, dấu tích một rừng tháp cổ đời Trần trong lòng đất khu Bến Lăn (Lục Yên, Yên Bái) đã được các nhà khoa học thuộc Viện khảo cổ học và Bảo tàng Yên Bái phát hiện trong cuộc khai quật lần thứ ba tại khu di tích giá trị này.

 
 
 
 
Huyện Lục Yên từ lâu được biết đến với mỏ đá quý, với khu thắng cảnh - di tích cổ quần tụ quanh đồi Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh, cách TP.Yên Bái chừng 80 km về phía bắc. Cách không xa là chùa Bến Lăn đồ sộ một thời, nay để lại những tảng đá kê chân cột, có đường kính lớn 0,72 cm.
Rừng tháp quần tụ 14 tháp đất nung đã xuất lộ tới nay (kể cả hai tháp đã tìm thấy vào năm 2005). Rất tiếc các tầng tháp mới phát hiện đã đổ vỡ, gạch và các vật liệu vương vãi tản mát. Tám móng tháp còn khá nguyên vẹn, gồm nhiều tháp nhỏ (1m x 1m) quây quanh một tháp lớn (4m x 4m). Từ vị trí các móng tháp xếp thành hai hàng đăng đối, các nhà nghiên cứu đã có thể "đọc" được quy tắc quy hoạch quần thể công trình, là theo trục không gian ("thần đạo") chạy từ đông chếch nam sang tây chếch bắc. Lần theo "thần đạo", phát hiện dấu tích cửa tiền với bức tường đá có đoạn còn nguyên vẹn. Tường xây bằng những phiến đá chen gạch, ngói đời Trần, được liên kết bằng bùn. Chân móng tường rải một lớp sỏi như thường thấy ở các kiến trúc khác vào đời Trần. Toàn bộ dãy tường bao được dò tìm, chu vi 295m, chân tường hình tứ giác với hai góc vuông. Bức tường phía bắc còn lưu giữ bậc thềm đá dẫn lên doi đất cao hẳn chứa nhiều bí ẩn.
Rừng tháp Bến Lăn hiện lên như một trong những di sản đặc sắc thời Trần. Những tháp đất nung lớn và đẹp nhất nếu so sánh với các di vật Trần được biết tới nay. Nơi đây có bức tường thành lớn nhất, đầu rồng đẹp, lớn ngang đầu rồng đất nung tìm thấy ở Hoàng Thành Thăng Long. Tuổi các di tích có thể ở giai đoạn sớm của triều Trần. Ngoài ra còn tượng gốm đầu chim phượng, lân, các mảng gốm trang trí hoa văn.
Các nhà sử học đã nghĩ tới một trung tâm Phật giáo lớn đời Trần tại vùng Tây Bắc mà sử sách loáng thoáng nhắc tới với tên đất "Hồ Thiên" (đối xứng với trung tâm Trúc Lâm - Yên Tử vùng đông-bắc), thì chính quyền và nhân dân địa phương đã sửa soạn bắt tay vào việc giữ gìn khu di tích hiếm quý (làm mái che cho khu rừng tháp, lấp cát những khu còn đang khai quật tạm dừng...), để có thể vừa bảo vệ di sản, vừa thu hút du khách tới thăm quan.
Và như vậy, tỉnh Yên Bái hé lộ triển vọng trở thành một "con đường di sản" nối dài hành trình lịch sử thăm Ðền Hùng và đất Tổ (Phú Thọ) lên phía bắc với hồ Ba Bể và đền Mẫu Thượng Ngàn, Rừng tháp, chùa Bến Lăn.