399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bà có tiếng thơ hay, chồng của bà là Lưu Nguyên Ôn (có sách chép là Lưu Nghi, Lưu Nguyên Uẩn), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Chồng của bà từng làm Tri huyện Thanh Quan nên mọi người thường gọi bà theo chức vụ của chồng là Bà Huyện Thanh Quan. Năm 43 tuổi chồng bà mất, bà vẫn ở vậy nuôi con.
Đến đời vua Minh Mạng (明命; 1820-1841) bà được vời vào làm Cung trung giáo tập, dạy các cung phi và công chúa tại kinh thành Huế.
Thơ của bà điêu luyện, hàm súc, hiện còn một ít bài được truyền tụng và được xem là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Với các bài:Qua Đèo Ngang, Thăng Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, Chùa Trấn Bắc,...
Bài Thăng Long thành hoài cổ là một trong các thi phẩm thuộc loại danh tác của lịch sử thi ca Việt Nam.
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương.
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Nghìn năm chuyện cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.