399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Năm 1925, ông tốt nghiệp trường sư phạm Thành Chung, Nam Định và về dạy học tại thôn Hậu Trung, xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Công ty dược phẩm An Thiên Năm 1926, ông dạy học tại tổng Vị Sĩ (nay thuộc xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).
Dược phẩm An Thiên Ông cùng các ông Nguyễn Văn Năng, Lương Duyên Hồi mở hiệu sách “Y thư văn điểm” ở thị xã Thái Bình và sau đó lại cùng các ông Lương Duyên Hồi, Lương Duyên Thiếp mở “Đông anh thư viện” tại làng Hưng Tứ (thuộc xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ngày nay) trở thành nơi hoạt động nổi tiếng trong vùng nhằm mục đích mở mang trí tuệ, nâng cao nhận thức cho thanh niên và học sinh trong khu vực; đồng thời làm nơi tuyên truyền giác ngộ Cách mạng cho mọi tầng lớp nhân dân lao động.
Tháng 3-1926, ông cùng các đồng chí của mình tổ chức lễ truy điệu Cụ Phan Chu Trinh, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân lao động, đánh dấu một thời kỳ hoạt động mới của nhân dân Thái Bình. Cuối năm 1926, Bùi Hữu Diên cùng với Nguyễn Văn Năng, Lương Duyên Hồi, Lương Duyên Thiếp, Đào Gia Lựu mở trường tư thục Minh Thành ở thị xã Thái Bình (nay là thành phố Thái Bình) do ông Nguyễn Văn Năng làm hiệu trưởng, ông Lương Duyên Hồi làm chủ nhiệm và Bùi Hữu Diên tham gia giảng dạy (lúc này Bùi Hữu Diên vẫn làm tổng sư tại tổng Vị Sĩ – chức trách như hiệu trưởng trường phổ thông liên xã hiện nay). Mục đích mở trường là góp phần nâng cao dân trí và nhất là có điều kiện hoạt động công khai hợp pháp, qua giảng dạy mà giác ngộ tinh thần Cách mạng cho thầy giáo và học sinh lớn tuổi để xây dựng chi bộ “Thanh niên” và các đoàn thể Cách mạng.
Bùi Hữu Diên là một trong mười một Hội viên của chi bộ đầu tiên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thị xã Thái Bình thành lập vào đầu năm 1927; một trong mười hội viên chi bộ “Thanh niên” trường Minh Thành thành lập cuối tháng 12-1927. Tháng 12-1927 liên chi bộ “Thanh niên” (gồm 9 đồng chí ) hai huyện Tiên Hưng – Duyên Hà được thành lập và Bùi Hữu Diên được bầu làm bí thư liên chi bộ.
Năm 1928, Bùi Hữu Diên cũng là một trong bảy Tỉnh bộ viên đầu tiên của Ban Tỉnh bộ “Thanh niên” do Đại hội đại biểu Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Thái Bình.
Cuối tháng 6-1929, Đảng bộ Đông dương Cộng sản Đảng Thái Bình được thành lập, Bùi Hữu Diên là một trong chín Đảng viên đầu tiên của tỉnh Thái Bình. Đầu tháng 7-1929, ông được bầu làm bí thư chi bộ Đảng tỉnh Thái Bình.
Ngày 1-5-1930, ông là một trong bốn người cầm đầu cuộc biểu tình của cuộc đấu tranh của nông dân Duyên Hà – Tiên Hưng, Thái Bình. Ngày 24-6-1930, ông bị toà án Ðệ nhị Thái Bình mở phiên tòa xét xử vụ “Cộng sản ở Thái Bình”. Ngày 29-9-1930, toà Thượng thẩm của thực dân Pháp xét xử phúc thẩm với tội danh “âm mưu khuynh đảo chính phủ” và bị kết án mức án nặng nhất (10 năm tù khổ sai và 5 năm quản thúc).
Năm 1931, ông và Lương Duyên Hồi, Trần Văn Ngọ và bí thư Tỉnh ủy Hoàng Kỳ (bị kết án vắng mặt do trốn thoát) bị án phóng trục (án đuổi ra khỏi nước) bị đày đi Hoả Lò, rồi bị đưa đi Côn Đảo, sau lại bị đày đi Guyane (thuộc địa của Pháp ở Nam Mỹ).
Tại nhà tù Guyane tiếp tục cùng các đồng chí của mình tập hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào đấu tranh với tinh thần bất khuất “Thân ở trong tù, lòng chẳng ở. Đôi chân còn bước, mặc đường trơn”; xuất bản tờ báo “Nhân Hoà” nhằm mục đích khơi dậy ý thức dân tộc, giáo dục tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái cưu mang lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn xa Tổ quốc của tất cả những người tù, sáng tác thơ ca Cách mạng trong đó có bài “Biệt xứ tù ngâm” nổi tiếng sáng tác năm 1934 tại nhà tù Guyane được lưu truyền và in trong tập “Thơ văn Cách mạng 1930-1945” xuất bản vào những năm 60 của thế kỷ 20.
Tại bệnh viện Cayen, Bùi Hữu Diên đã tận dụng cơ hội để bắt liên lạc với bí thư Đảng cộng sản Guyana lúc bấy giờ và cung cấp nhiều tin tức, những điều kiện hà khắc của nhà tù mà các tù nhân nơi đây phải trải qua, thông qua đó lên án đanh thép chế độ hà khắc của nhà tù Guyane của đế quốc Pháp qua báo chí, nhờ bí thư Đảng cộng sản Guyana gửi thư đi Pháp, Liên Xô để tố cáo tội ác chế độ nhà tù của đế quốc Pháp.
Ngày 25-1-1935, sự tra tấn dã man với bệnh tật hành hạ do cảnh tù đày khắc nghiệt của nhà tù thực dân Pháp nên Bùi Hữu Diên mất tại Guyane, hưởng dương 32 tuổi.
Ông có để lại nhiều bài thơ cảm khái như bài Biệt xứ tù ngâm làm trong năm 1934 còn truyền tụng:
Ma-rô ni trường giang hiu quạnh,
Pho-rết-chi-ê phong cảnh lao tù
Nhạn về lác đác chiều thu,
Khói nghi ngút tỏa sương mù mịt bay.
Vầng trời đất cỏ cây ảm đạm,
Mây trắng phơ mấy đám bay qua.
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Từng không lấp ló gương nga dập dờn
Người đối cảnh đòi cơn sầu thảm,
Cảnh theo người như cảm bi thương
Non sông trong óc mơ màng,
Cố hương mình những ngổn ngang tơ lòng.
Đây dù phải non Bồng nước Nhược,
Cũng thương ôi non nước quê người.
Non Nùng mây bạc xa khơi,
Trời Nam muôn dặm tuyệt vời mắt trông.
Đâu hồ Bạc sông Hồng, Hà Nội!
Đâu Hương giang với núi Ngự Bình?
Nào đâu lục tỉnh Tây thành!
Quê hương xứ sở nào mình ở đây?
Thương đồng chí mấy tay liệt sĩ,
Nhớ non sông yêu quí đồng bào.
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Xin chớ mẻ mòn dạ sắt son,
Kìa trăng vằng vặc nước cùng non.
Guy-an đất lạ, chim quên lối,
Nam Việt trời xa quốc gọi hồn.
Thấy nước khôn khuây dòng Nhị thủy,
Nhìn cây càng nhớ cảnh Nùng Sơn.
Thân ở trong tù, lòng chẳng ở,
Đôi chân còn bước mặc đường trơn.
Thấy chăng trong giấc chiêm bao,
Tỉnh ra nào thấy đâu nào hỡi ôi!