BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Kẹo cu đơ

Kẹo cu đơ là một loại kẹo đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh, được nấu từ mật mía, mạch nha, lạc, gừng đổ vào hai miếng bánh tráng úp lại.

 

 
kẹo cu đơ - nguồn: www.tienphong.vn

Nguồn gốc tên gọi:

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Về cái tên ngộ nghĩnh cu đơ, có người giải thích rằng, xa xưa có một ông cụ người Hương Sơn (một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh) tên là Cu Đơ (Cu Đơ tiếng địa phương có nghĩa là anh Đơ) chuyên nấu loại kẹo này để ăn. Anh Cu Đơ chính là người đã "khai sinh" ra sản phẩm này. Kẹo cu đơ chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa mật và lạc, pha thêm một chút gừng, chanh, toàn những thứ dễ kiếm ở quê nhà. Khi ông Cu Đơ qua đời, người dân ở đây đã nối nghề ông, và từ đó, thứ kẹo mộc mạc kia được mang tên người làm ra nó: Cu Đơ.

Công ty dược phẩm An Thiên Dân gian thì truyền lại rằng, ngày xưa, ở một làng thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, một gia đình nọ có hai đứa con trai khôi ngô tuấn tú nhưng nhà lại rất nghèo. Họ làm quần quật suốt ngày mà cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm. Một hôm cậu con trai cả về thưa với cha mẹ là sẽ cưới vợ. Hai ông bà lo lắng không biết lấy đâu ra đồ sính lễ. Nhà lại không có gì để đãi bà con chòm xóm. Trong lúc bế tắc, người cha mới đánh liều nấu mật mía sôi lên rồi đổ lạc (đậu phộng) vào. Khi đem ra đãi khách, ai ăn cũng thấy ngon. Được mọi người ưa thích, ông tiếp tục nấu và đem đi bán ở những làng lân cận. Từ đó, kiểu nấu mật mía với lạc lan rộng khắp huyện Hương Sơn.

Dược phẩm An Thiên Ban đầu loại kẹo kể trên có tên là kẹo lạc (vì chỉ có mật mía và lạc) nhưng người ta thấy như vậy là bất công cho người sáng chế nên gọi là kẹo “cu Hai” (một người cha có hai thằng con trai).

Lại có người cho rằng, vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, khi những người lính Pháp vô tình ăn trúng kẹo “cu Hai”, ghiền quá mới cho người truy tìm. Khi biết tên gọi của nó, họ mới đổi từ "Hai" thành "Deux" cho phổ thông, để người Pháp tiện gọi. Còn "cu" thì chịu, không biết đổi cách nào đành kết hợp đầu Việt, đuôi Pháp là "cu Deux" (cu đơ).

Cách làm:

Nhìn bề ngoài, kẹo cu đơ khá mộc mạc, nhưng để làm cho ngon cũng lắm công phu, từ khâu chuẩn bị chất liệu đến khâu chế biến rồi đến công đoạn nấu, từng chút từng chút một rất tinh tế.

Mật mía được bỏ vào chảo, sau khi đun sôi chảy, cho gừng, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng và một nguyên liệu rất quan trọng đó là lạc nhân (đậu phộng hạt). Lạc được bỏ vào chảo mật đang sôi, với nhiệt độ nhất định, lạc sẽ giòn tan và rất thơm trong miếng bánh cu đơ. Sau khi mọi thứ đã vừa độ, người làm bành sẽ dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai miếng bánh tráng lại với nhau. Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh, gói giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm.

Cu đơ được nấu từ mật có thêm một ít mạch nha nấu đúng kỹ thuật là loại rất ngon. Để tấm cu đơ đạt tiêu chuẩn, phải gia giảm đúng liều lượng mật, mạch nha, chọn thời điểm thích hợp nhất để cho lạc, gừng. Bánh đa chọn loại bánh vừa phải, không dày, không mỏng có thêm những hạt vừng đen. Lạc cũng là một trong những nguyên liệu quyết định cu đơ ngon hay không. Lạc củ chọn củ chắc, đều hạt đem rang chín rồi sau đó mới bóc thành lạc nhân, như vậy lạc mới không bị cháy mà còn thơm và giòn nữa. Cuối cùng là nguyên liệu mật - mật là nguyên liệu quan trọng nhất. Mật mía phải nguyên chất, không được pha tạp đường, nếu có đường vào là tấm cu đơ sẽ không ngon và nhanh hỏng.

Thưởng thức:

Cu đơ có độ giòn, vị béo ngọt, thơm cay dìu dịu uống với nước chè xanh rất tuyệt vời.

Ở Nghệ An hay Quảng Bình cũng có cu đơ nhưng không đủ hương vị như cu đơ Hà Tĩnh. Chỉ có ở Hà Tĩnh mới làm ra được những tấm cu đơ thuyết phục khách tứ phương mà thôi.