399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Chè lam được chế biến như sau:
Thóc nếp chọn loại ngon, phơi thật khô rồi đem rang với cát cho đến khi hạt thóc "nổ" thành bỏng xòe ra như những bông hoa, sàng xảy cho hết cát, trấu, chọn những hạt bỏng đạt tiêu chuẩn đem xay thành bột thật mịn.
Mật mía, mạch nha, nước đem đun sôi, trong quá trình đun phải quấy đều tay. Chú ý trong quá trình nấu mật, phải để lửa riu riu. Nếu để lửa to quá, mật mau “già”, chè lam sẽ khét và đắng; thắng "non" quá, mật chua, chè lam chóng hỏng, ăn bở, không ngon. Khi thấy hỗn hợp sánh lại, thử bằng cách dùng đũa nhúng vào, nhấc lên thấy bột keo lại, chảy thành hình đuôi nheo thì cho gừng tươi, thảo quả (đã rang và tán nhỏ), bột nếp vào trộn thật mạnh tay, thật đều để các thứ nguyên liệu quện đều với nhau. Đem hỗn hợp bột đổ ra bàn nhào kỹ cho đến khi bánh dẻo đều rồi vê thành từng thỏi. "Hơ nồi cho nóng rồi đặt từng thỏi vào, mỗi lượt thỏi rắc một lớp áo bột, ủ trong nồi giữ cho nóng mềm, làm đến đâu lấy đến đấy. Nếu làm chè vuông thì lấy quả lăn, lăn cho phẳng, cắt ra thành từng con chì. Nếu làm chè tròn thì véo từng miếng bằng quả ổi, dàn tròn, dẹt như miệng bát, gắn úp mảnh lạc vào một mặt, rồi mới cho bột áo kẻo lạc long ra".
Chè lam ngọt, bùi, phảng phất vị thơm cay của gừng, có thể để vài tháng mà không hư hỏng hay giảm chất lượng. Mùa hè người ta ăn chè lam với nước chè xanh, hoặc ăn kèm với dưa bở, bánh gio.
Tuy chỉ là món quà quê được làm từ những nguyên liệu sẵn có của vùng quê Bắc Trung Bộ, nhưng từ lâu chè lam đã đánh dấu vị trí của mình vào đời sống ẩm thực Việt Nam nói chung, ẩm thực vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ nói riêng, một cách rất giản dị nhưng sâu đậm.
Chè lam nổi tiếng:
- chè lam Kim Lũ (chè lam làng Lủ)
- chè lam Thạch Xá
- chè lam Phủ Quảng