399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Tinh túy của món cao lầu là sợi mì. Để tô cao lầu thật ngon, đòi hỏi sợi mì phải có độ dai và dòn. Do đó, sợi mì thường được chế biến rất công phu. Có người cho rằng, cao lầu đúng chất nhất thì sợi mì phải được ngâm trong tro của cây chàm lấy từ đảo Cù Lao Chàm với nước giếng Bá Lễ ở Hội An.
Công ty dược phẩm An Thiên Đầu tiên, gạo ngon đem ngâm vào nước tro, sau đó lọc kỹ, xay thành bột với nước (bột ướt). Nước xay gạo phải là nước lấy ở giếng Bá Lễ do người Chăm đào cách đây cả ngàn năm mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng túi vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, cán thành miếng vừa, sau đó xắt thành từng sợi và đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu, lại có độ giòn, dẻo và màu vàng tự nhiên.
|
cao lầu - nguồn: vietgle.vn |
Dược phẩm An Thiên Cao lầu khá giống món mì Quảng ở chỗ, đây là món ăn khô, không có nước nhưng nhiều mà chỉ có chút nước từ thịt xá xíu thơm mùi ngũ vị hương, trên mặt điểm một ít thịt xá xíu, trộn với ít tép mỡ làm bằng sợi mì chiên dòn (gọi là nhân), ăn cùng rau sống lấy từ làng rau Trà Quế, chút giá chần tái, xì dầu, tương ớt...
Về tên gọi và nguồn gốc của món cao lầu đến nay vẫn là đề tài tranh luận của nhiều người. Có người cho rằng cao lầu có xuất xứ từ Nhật Bản, vì có nét giống món mì udon. Có người lại đoán nó có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng những người Hoa kiều ở Hội An không công nhận đây là món ăn truyền thống của họ. Tuy vậy, dù có nguồn gốc từ đâu thì cao lầu vẫn là món ăn riêng có của Hội An và ngày càng được nhiều thực khách trong, ngoài nước biết đến.