BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Bánh tráng phơi sương

Bánh tráng phơi sương hay còn được gọi là bánh tráng Trảng Bàng vì có xuất xứ ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Đây là thứ bánh tráng độc đáo, được chế biến công phu. Bánh phải được làm bằng bột gạo So Miên, gạo Bằng Cóc, loại gao trắng ngần, thơm ngon nổi tiếng của Tây Ninh.

 

 
Một phần bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo - nguồn: simplevietnam.com

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Hạt gạo ngon mang ngâm vào những cái khạp, cái lu bằng nước thật trong, thật sạch. Phải đong nước để khi hạt gạo nở ra không chồi lên khỏi mặt nước. Hai ba giờ trong nước, hạt gạo nở ra vừa đủ, không để lên men, còn giữ nguyên mùi thơm của gạo mới chắc được cái bánh tráng ngon lành. Khi xay, người ta dằn chút muối để khi ăn có vị đậm hơn và tráng dày hơn các loại bánh tráng khác.

Công ty dược phẩm An Thiên Bánh tráng phơi sương được tráng và phơi như bánh tráng thường. Khác một chút là sau khi khô, bánh được đem nướng sơ trên than vỏ đậu phộng (củ lạc), có độ nóng đều, nhẹ. Người ta không nướng lửa than, vì bánh sẽ cháy. Trước khi đem ra sử dụng, bánh tráng được phơi qua sương, mà theo quan niệm người làm bánh ở Trảng Bàng, phơi sương nhằm “tiếp” thêm tinh lực của đất trời.

Dược phẩm An Thiên Bánh tráng phơi sương dùng để cuốn với thịt heo (sau này người ta cũng dùng cuốn cùng với thịt bò, cá hấp...), rau sống, rau thơm và chấm với nước mắm pha chanh ớt hoặc mắm nêm. Đây là món ăn đặc sản của vùng đất Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

 
Các loại rau ăn kèm với bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo - nguồn: NTV's blog

Ngoài điểm đặc biệt về bánh tráng, món bánh tráng Trảng Bàng còn được nhiều người ưa thích bởi các loại rau dùng để cuốn bánh. Rau dùng cho món này rất phong phú, với hàng chục loại rau. Ngoài các loại rau quen thuộc như: cần nước, rau răm, rau diếp cá, rau húng, tía tô, hẹ, còn có các loại rau có vị chua, cay, chát, ngọt, phần lớn chỉ có ở vùng Đông Nam bộ như: lá lụa, lá cóc, lá săng máu, lá vừng, lá bứa, lá trâm ổi, lá mặt trăng, lá ô dước, lá sung dè, quế vị... Các loại rau tạo ra mùi thơm tổng hợp, người địa phương gọi là “rau ngũ vị”, vừa giúp ăn ngon miệng, lại còn có tác dụng như những vị thuốc Nam.

Ngoài ra, để ăn kèm còn có một ít củ kiệu muối chua, cà rốt, củ cải ngâm dấm đường, giá sống và dưa leo.