399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Cháo Vạt giường |
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Thường thì nấu cháo người ta dùng gạo thông thường, để nguyên hạt ngâm trong nước rồi nấu hạt gạo nở nhừ. Nhưng có một loại cháo đặc biệt lại không nấu theo qui trình như vậy, đó là món cháo của người Quảng Trị - Cháo Vạt giường.
Công ty dược phẩm An Thiên Món cháo này nghe đã thấy lạ và hay hay ngay từ cái tên. Nó cuốn hút trí tò mò của tôi ngay từ khi nghe đến cái tên, khiến chúng tôi quyết định đi thử một lần ngay tại quê hương của món cháo này xem thực hư thế nào. Trong cái nóng hầm hập cuối ngày của đất Quảng Trị, mặt trời đã gác bóng phía sườn non, nhưng những cơn gió lào vẫn phả từng làn hơi nóng vào mặt người đi đường. Ba chúng tôi thả bộ về phía mấy dãy hàng quán ven bờ kè nằm dưới bóng hàng dừa đã xạc màu lá vì nắng nóng. Vài cụ già đã ngồi ở đó tự khi nào, tay phe phẩy chiếc quạt lá, miệng cười nói vui vẻ.
Dược phẩm An Thiên Chúng tôi đánh bạo bước đến bắt chuyện rồi hỏi thăm xem ở đây có bán cháo Vạt giường không. Có đấy các chú ạ, chờ tí nữa là có, không lâu mô! Một cụ nhanh lời đáp. Trong khi chờ đợi hàng cháo dọn ra, chúng tôi mượn chén trà hầu chuyện cùng các cụ để tìm hiểu thêm về món đặc biệt mà chúng tôi sắp thưởng thức. Trong câu chuyện rôm rả đó, các cụ cho biết: món ni tuy bình dân nhưng nấu cũng cầu kỳ lắm đấy các chú ạ. Đầu tiên người ta chọn gạo ngon, sau đó đem vo đãi sạch ngâm kỹ, xay thành bột, tiếp đó bột được đăng lại cho ráo và nhào kỹ. Có thể nói công đoạn này giống như người ta chuẩn bị bột gạo để làm bún sợi. Nhào càng lâu, càng kỹ thì sẽ có được bát cháo càng dẻo càng dai. Kế đến, người ta đem bột cán ra thành bánh rồi xắt thành sợi, bề ngang của sợi bột rộng độ ngón tay, trông như thẻ tre của chiếc Vạt giường, có thể vì thế mà người ta gọi là cháo Vạt giường cũng nên? Sợi bột tiếp tục được trụng vào nồi nước sôi cho chín dai như sợi bún là được.
Sợi cháo Vạt giường |
Xong nguyên liệu cơ bản thứ nhất, người ta chuẩn bị tiếp nguyên liệu thứ hai, đóng vai trò chủ vị, làm nên sức hấp dẫn về mùi vị của món ăn, đó chính là chế biến cá lóc (còn gọi là cá quả hay cá tràu). Cá sau khi được rửa sạch được cho vào lồng hấp chín, bóc lấy thịt để riêng, phần xương và đầu cá đem giã nhỏ nấu nước dùng. Phần thịt được ướp thêm các gia vị gồm tiêu, ớt xanh cho vào chảo dầu phi hành thật thơm. Riêng cổ lòng cá thường được cho vào nấu chung trong cháo, vừa béo vừa ngọt.
Câu chuyện đang hồi cao trào thì một cụ trỏ về phía hàng quán, đấy họ dọn hàng ra rồi tề, mấy chú sang đó thưởng thức xem nó mần răng nhá!
Ba chúng tôi bước đến gánh hàng, rồi kéo ghế ngồi xuống. Cho ba tô cháo đi chị! Tôi cất tiếng gọi rồi ngồi chăm chút xem cách chị chủ hàng cháo bày món ăn thế nào. Trước hết chị cho vào tô một ít sợi bột, chút thịt cá lóc, rắc lên trên cùng là một ít hành ngò màu xanh nõn khiến cho món ăn thêm bắt mắt và dậy mùi, rồi chan nước dùng lên sau cùng. Tô cháo nghi ngút khói, mùi hương ngào ngạt khiến thực khách háo hức muốn nếm ngay tắp lự. Cứ mỗi tô cháo lại được dọn kèm một cái thìa và một đôi đũa.
- “Nghe tiếng chắc các chú là khách đi du lịch?!” – Vừa bê cháo ra chị vừa hỏi.
- “Dạ đúng ạ, nghe nói ở đây có cháo này ngon lắm nên ăn cho biết”, chúng tôi đáp lời.
- “Để ăn loại cháo này, các phải dùng cả hai tay, một tay đũa một tay muỗng, đũa thì vớt sợi bột còn muỗng thì húp nước” chị nói vừa như giải thích vừa như hướng dẫn trước cái sự ăn cháo mà có cả đũa lẫn muỗng.
Ba chúng tôi nghe xong thì cứ thế mà yên tâm thưởng thức. Cứ một đũa dăm sợi bột trắng tinh ngọt dai, lại được một muỗng nước dùng ngọt ngào pha lẫn vị cay nồng của ớt xanh đưa đẩy trôi tuột xuống cổ họng. Vừa ăn cả bọn vừa bàn: món này có lẽ ăn vào mùa Hè và mùa Đông là tuyệt nhất. Thử hình dung, mỗi buổi chiều khi mặt trời ngả bóng, trong cái nóng gió lào hầm hập, ngồi bên sập ven đường dưới tán cây, húp một tô cháo Vạt giường rồi mặc cho mồ hôi tuôn thành suối, rồi kế đó mà tận hưởng cảm giác mát lạnh sảng khoái mà món cháo đem lại mơn man khắp cơ thể theo từng làn gió dìu dịu. Còn khi mùa Đông kéo về, trời rét căm căm, ngồi bên bếp than đỏ rực ấm áp, thưởng thức một tô cháo với vị ớt hiểm cay nồng thì còn gì bằng.
Tô cháo chúng tôi chưa ngớt thì bàn bên cạnh bỗng xuất hiện mấy vị khách nước ngoài, họ ngồi xuống rồi dùng tay ra hiệu gọi cháo. Mấy người này tay cầm đũa chưa thuần nên ăn cháo trông cứ buồn cười, họ gắp sợi cháo mà cứ như kẻ học việc chèo thuyền, xoay mãi trong tô cháo. Tuy nhiên họ không thấy đó là bất tiện mà trái lại còn tỏ vẻ thích thú. Mới một chặp được vài ba muỗng mà ai nấy đều đỏ mặt tía tai vì cay. Vừa ăn, vừa bàn tán, vừa hít hà, chợt quay sang thấy chúng tôi họ đưa ngón tay cái lên tỏ ý khen món ăn ngon. Mà đúng là ngon thật, ngon ở bàn tay tài hoa của người dân Quảng Trị pha trong hương vị mặn mòi của nắng và gió, rồi đây hương vị ấy sẽ theo chân khách đi muôn phương trời, để trở thành kỷ niệm khó quên trong hành trình khám phá đất nước Việt Nam này.