Lễ hội điện Hòn Chén
Hàng năm hai lần vào dịp xuân tế (mồng 2, mồng 3 tháng 3) và thu tế tháng 7, Điện Hòn Chén lại làng Hải Cát, huyện Hương Trà, Thừa Thiên- Huế lại tấp nập người trẩy hội Thiên Y A Na Thánh mẫu. Nghi lễ diễn ra rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Trong đó đám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.
Lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương
Lễ hội Cầu Ngư diễn ra ở sân đình làng Thái Dương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 12 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Đây là lễ hội suy tôn Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.
Lễ hội đền Cờn
Lễ hội đền Cờn là một lễ hội vùng của tỉnh Nghệ An, đền thờ đức Thánh Mẫu, tứ vị thánh Nương (Nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy, có nhiều lần giúp đỡ cho quân đội nhà Trần, nhà Lê vượt biển bình an). Trước đây, lễ hội mở từ ngày 15 tháng chạp đến 30 tháng giêng âm lịch hàng năm. Nay được tổ chức trong ba ngày 19- 20-21 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Lễ Hội Chôl Chhnăm Thmây
Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.
Lễ hội Gò Tháp
Lễ hội Gò Tháp là lễ hội lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ. Cứ mỗi độ lễ hội, dường như nhịp sống của người dân huyện Tháp Mười cũng khác đi, cũng hối hả, nhộn nhịp theo từng đoàn khách thập phương từ các nơi lũ lượt kéo về với đủ mọi phương tiện: tàu, ghe, xe lam, xe khách v.v.
Hội đình Bình Thủy
Thời gian : 14/12 đến 15/12 Âm lịch Địa chỉ : Thành phố Cần Thơ Đình Bình Thủy có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng hàng năm. • Lễ Thượng điền: Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới vào ngày 15 tháng 4 âm lịch • Lễ Hạ điền: Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi vào ngày 15 tháng chạp âm lịch Nghi thức trong cả hai ngày lễ gần giống như nhau. Ngày đầu tiên gọi là lễ Túc Yết - ngày cúng các vị tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, các vị có công với nước, có công xây dựng và bảo quản ngôi đình. Kế đến là lễ Chánh Tế, được tiến hành vào giữa đêm thứ hai, có đọc văn tế với nội dung ca ngợi trời đất và các thần linh, ca ngợi công lao của những bậc tiền hiền, hậu hiền, những người có công quy dân, lập ấp, phát triển sản xuất... Thường thì, sau phần nghi thức lễ được tổ chức trang trọng là phần hội. Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong dịp cúng đình nên dân làng tham gia rất đông. Mọi người ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề đến tham gia, thưởng thức, diễn
Lễ hội Sắc xuân miệt vườn
Khói bếp nấu bánh Tét, đổ bánh xèo, tiếng lộp cộp gõ bánh in, tiếng lách cách của cây chồi khi dệt chiếu,… và cả tiếng cười nói rộn ràng của các em nhỏ theo chân cha mẹ đến với lễ hội “Sắc xuân miệt vườn” càng làm không khí xuân thêm rộn ràng.
Lễ hội đền Đô
Lễ hội đền Đô được tổ chức trong các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch hằng năm tại làng Ðình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, âm vang tiếng gọi cội nguồn nhằm kỷ niệm ngày Thái tổ Lý Công Uẩn đăng quang, khai mở cho một vương triều hưng thịnh, tạo dựng, phát triển quốc gia và nền văn hoá Đại Việt rực rỡ.
Hội Chen
Làng Ngà, một tên nôm của làng Nga Hoàng, Quế Võ, trấn Kinh Bắc xưa, nay thuộc Bắc Ninh, không biết từ bao giờ, cứ mùng 6 tháng giêng làm lễ rước thần, thế nào cũng có Hội Chen.
Hội Lim
Lim là tên Nôm của xã Lũng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 km. Hội mở trên đồi Lim, có chùa Lim nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tục hát quan họ. Cứ đến 13 tháng Giêng, người dân lại kéo nhau về trẩy hội Lim, một trong những lễ hội tiêu biểu nhất của mảnh đất Kinh Bắc.
Làng Tranh Hàng Trống
Có một dòng tranh dân gian độc đáo về bút pháp, phong phú về đề tài, tươi tắn, sinh động về mầu sắc, rực rỡ làm nổi tiếng tên phố, là dòng tranh Hàng Trống. Đó là dòng tranh độc đáo do những nghệ nhân làng Tự Tháp, tổng Tĩnh Túc, huyện Thọ Xương xưa làm ra. Phố Hàng Trống nổi tiếng còn là tên của mặt hàng được dân làng Tiên Hương (Hải Dưong) ra đây làm và bán. Những chiếc trống cơm, trống bồng, trống bản, trống cái, trống con bầy rải trên phố.