399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Đã hơn 10 năm nay, vào dịp mùng 5-5 âm lịch là cồn Mỹ Phước (ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng) lại nhộn nhịp. Nhiều người không phải quê ở Sóc Trăng, nhưng nghe ở đây không khí trong lành, cây trái trĩu quả, nên rủ nhau đi chơi. Vậy nên, những năm gần đây, huyện Kế Sách tổ chức thêm nhiều hoạt động vui chơi giải trí, nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho những người đến đây thưởng ngoạn. Và Lễ hội Sông nước miệt vườn ra đời...
Công ty dược phẩm An Thiên Cồn Mỹ Phước được hình thành nhờ phù sa bồi đắp tạo thành hình bầu dục như ngày nay. Cồn có chiều dài khoảng 3.5km với diện tích tự nhiên hơn 1.020 ha phủ đầy màu xanh. Lộ trình đến cồn Mỹ Phước rất thuận lợi, có thể đi bằng ôtô hoặc xe máy từ TP. Cần Thơ xuống TP. Sóc Trăng, đến ngã 3 đường Quốc lộ 60 du khách rẽ trái đi về hướng Đại Ngãi của huyện Long Phú rồi đi theo đường Nam Sông Hậu về xã Song Phụng với thời gian khoảng 30-40 phút. Đi phà qua cồn Mỹ Phước với giá vé chỉ 5.000 đồng/người, con đường ngắn hơn từ chân cầu Cần Thơ đi theo Quốc lộ Nam Sông Hậu khoảng 40 km, du khách sẽ đến xã Nhơn Mỹ, đi theo đường đal 200m là đến phà qua vùng đất này. Nếu đi bằng tàu cao tốc, từ Cần Thơ xuôi dòng sông Hậu về phía hạ lưu khoảng một giờ đồng hồ, là đến cồn Mỹ Phước.
Dược phẩm An Thiên Vào dịp mùng 4/5-5 muốn qua cồn Mỹ Phước, khách phải gởi xe để đi bộ, vì Mỹ Phước không thể chứa nổi một lượng khách và xe quá đông. Năm nay, lượng khách đến nơi này đông hơn, bởi hoạt động lễ, hội với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn đã diễn ra trong suốt hai ngày. Ấn tượng nhất trong ngày đầu tiên là triển lãm trái ngon, hội thi trái ngon, hội thi nấu ăn. Có khoảng 15 gian hàng trưng bày, giới thiệu trái cây của huyện Kế Sách và các huyện lân cận như huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Cái hay là giới thiệu được hết hơn 10 loại trái cây được trồng ở huyện này. Các loại trái cây mẫu mã đẹp, tươi ngon được bài trí rất lạ mắt.
Huyện Cù Lao Dung tham gia bằng gian hàng xoài giống Đài Loan với những tên gọi rất lạ Kim Hồng, Kim Hưng, Vân Tâm. Mỗi trái xoài nặng từ 1-3 kg. Đây là loại xoài “độc quyền”, được mang giống từ Đài Loan về và được hộ gia đình ông Quách Anh Dũng trồng độc canh. Ông Dũng cho biết, xoài trồng khoảng 5 năm cho trái. Với 70 công, thu nhập hàng năm gần 1 tỉ đồng, trong khi vốn bỏ ra chỉ bằng 1/10. Hiện xoài này đã được cung cấp cho hệ thống siêu thị Metro. Các loại xoài được trưng bày tại lễ hội được du khách rất chú ý và mua rất nhiều, dù với mức giá khá cao: 35.000 đ/kg.
Ngoài ra, các loại trái ngon khác như măng cụt, mận An Phước, dâu Hạ Châu, quít đường, cam xoàn... được trưng bày ở các gian hàng của huyện Kế Sách cũng hấp dẫn không kém, thể hiện thế mạnh, tiềm năng vùng đất vốn nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái này.
Làm bánh tét, bánh dừa
Chiếc bánh xèo kỷ lục đường kính 1m được chiên tại lễ hội “Sông nước miệt vườn”
Ngoài ra, còn có gian hàng giới thiệu các loại bánh đặc trưng của vùng ĐBSCL như bánh ít, bánh tét, bánh mặn, bánh tráng... được bày biện trên những chiếc xuồng khá ấn tượng. Khách có thể ngồi ăn tại chỗ hoặc mua mang về làm quà. Sát bên là khu vực dành cho phần thi nấu ăn, giới thiệu những món ăn đơn giản, đậm chất Nam bộ. Các chị em phụ nữ trổ tài nấu nướng, bày biện thành những phần ăn hấp dẫn, trang trí đẹp, thu hút nhiều người đến xem và cổ vũ.
Tiếp theo phần hội là dành cho chương trình tổng kết Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Sóc Trăng. Giữa đêm bao trùm không gian tràn ngập cây xanh, những tiếng đàn, giọng hát vang lên như ru lòng người, tạo nên sức quyến rũ, mời gọi về vùng đất xinh đẹp này...
Ngày thứ hai của lễ hội diễn ra đua thuyền rồng, vỏ lãi, thi đấu các trò chơi dân gian... và kết thúc bằng những màn trình diễn văn nghệ độc đáo của các ca sĩ đến từ TP.HCM. Đặc biệt, để giới thiệu về tiềm năng của vùng này, Ban tổ chức lễ hội đã tổ chức lễ rước trái cây trên những chiếc xuồng được trang trí, bày biện những loại trái cây, đẩy vòng quanh khu cồn và tiến về khu lễ chính. Trên những chiếc xuồng này còn có biểu tượng Long, Lân, Quy, Phụng được làm khá công phu, do những nghệ nhân ở TP.Cần Thơ đảm trách. Tất cả được thực hiện chu đáo, đảm bảo sự trang nghiêm của lễ, vui tươi, mới lạ, hấp dẫn của hội.
Vì gắn với hoạt động năm Du lịch quốc gia, nên lễ hội năm nay được đầu tư tổ chức công phu hơn, thu hút nhiều người đến tham gia. Tuy nhiên, các dịch vụ ở đây vẫn còn ít, chưa đa dạng, chỉ làm vào hai ngày diễn ra lễ hội, giá cả khá đắt, còn lại, du khách đến đây tham quan xong phải trở về huyện Kế Sách vì ở tại chỗ ít có dịch vụ phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi. Lễ hội này sẽ được tổ chức thành lễ hội truyền thống và ngành du lịch Sóc Trăng cũng đã có hướng phát triển du lịch sinh thái ở đây.
Đến với ngày hội, du khách đã có dịp thưởng thức nhiều trái cây miệt vườn và hòa mình vào không khí trong lành mát mẻ của vùng đất phù sa của một nhánh dòng sông Mê kông hùng vĩ bồi đắp.