Từ thị trấn Nam Phước - huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đi về hướng Đông khoảng 5 km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm dọc hai bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn. Đây là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch.
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Sợi đay đơn sơ nhưng qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những người phụ nữ Bàn Thạch đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu nổi... rực rở, mịn màng và bền chắc, được thị trường trong nước ưa chuộng. Nguyên liệu làm chiếu được lấy từ những vùng cói, đay mọc ven sông. Theo chị Nguyễn Thị Ca - một người buôn chiếu ở Hội An - thì chiếu Bàn Thạch có rất nhiều loại như chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu bùa, chiếu nổi... Mỗi một loại có công đoạn xử lý nguyên liệu và cách dệt khác nhau.
Công ty dược phẩm An Thiên Bà Nguyễn Thị Tiến năm nay gần 60 tuổi. Lớn lên, lấy chồng, rồi sinh con đẻ cái cũng chỉ quanh quẩn ở vùng Bàn Thạch. Khi nghe hỏi theo nghề dệt chiếu này bao lâu rồi, bà Tiến cười giòn, bàn tay vẫn đan những sợi lác thoăn thoắt : “Nói chi to tát rứa. Hơn 90% dân làng này đều xem nghề dệt chiếu là nghề cha truyền con nối, 6 tuổi là bọn trẻ trong làng đã biết dệt chiếu rồi. Làm chiếu cũng nhẹ nhàng thôi”. Rồi bà giải thích thêm, nghề này ít vốn, có thể làm vào những lúc rảnh rỗi việc nhà nông. Lúc xem ti vi, tán chuyện với nhau cũng có thể dệt được. Với nghề này có thể phân công lao động rõ ràng. Đàn ông thì lo việc đi chặt cây đay, lác, phơi phóng và tước sợi để làm nguyên liệu. Phụ nữ lo việc nhuộm màu, dệt chiếu. Sản phẩm làm ra có thể bỏ cho các đầu mối quen, hoặc mang đi bán quanh các vùng lân cận. Trung bình một người có thể dệt 3-4 chiếc/ngày, kiếm được khoảng 25-30 nghìn đồng.
Dược phẩm An Thiên Khác với các làng nghề dệt chiếu khác, thường dệt chiếu trắng rồi in khuôn hoa lá, hình ảnh lên nền chiếu, chiếu hoa ở Bàn Thạch thực sự là một “bức tranh hài hòa về màu sắc” của những “họa sĩ nông dân”. Để hình ảnh, màu sắc sảo và ít phai, phải mất khá nhiều công đoạn. Trước tiên là chọn sợi lác về nhuộm phẩm với đủ loại màu xanh, đỏ, tím, vàng... Để màu nhuộm chính xác, khó phai thì phải nấu phẩm lên, nhúng từng chùm nhỏ vào, tùy theo độ đậm nhạt mà có thể nhúng 2-3 lần trở lên. Lác nhuộm phẩm xong phải phơi cho đủ nắng, không quá gắt vì dễ giòn gãy, cũng không quá dịu vì dễ ẩm mốc. Lác dùng để dệt phải ửng màu xanh, dệt xong đem phơi sẽ cho ra màu trắng sáng. Sợi lác còn dài, không chắp nối thì sẽ cho ra những chiếc chiếu mịn màng, giá có thể cao hơn rất nhiều. Loại cây để làm go (khổ) và thoi dệt chiếu thường là cây cau già vì có độ bền, nhẹ và thẳng. Để dệt một chiếc thường cần có hai người : một người giữ go, một người cầm thoi.
Tùy theo hình dáng hoa văn mà người dệt sẽ điều khiển mặt cửi chạm nổi âm dương, mắc cửi đơn hoặc kép cho phù hợp. Bàn tay phải khéo léo điều khiển sợi đay lúc nâng lên, lúc chìm xuống, cải ba, cải hai,... để cho ra các hình hoa văn thật ăn khớp nhau. Thường người mua tìm đến tận nhà để đặt dệt những mẫu chiếu theo ý mình, chẳng hạn chiếu hoa có chữ song hỷ, màu tươi sáng dành cho những vợ chồng mới cưới. Chiếu có chữ thọ, màu sắc trang nhã dùng để trải tại các đình thờ, trong việc cúng kính,...
Tổ chức OPEC đã tài trợ hơn 6,6 tỷ đồng cho dự án “Khôi phục và phát triển làng nghề chiếu cói Bàn Thạch”, trong đó tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, dạy nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm... Làng chiếu Bàn Thạch cũng là một trong những làng nghề đang được Quảng Nam ưu tiên đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn kết với du lịch.
Vài ba năm trở lại đây, khi các loại chiếu trúc, chiếu nhựa hoa của Trung Quốc lan tràn tại Việt Nam, những tưởng làng nghề dệt chiếu cũng dần tàn lụi. Nhưng theo người dân làng thì thị trường của họ vẫn ổn định, có “phân khúc” rõ ràng. Bà Đỗ Thị Cạ - một người dân làng Bàn Thạch - lý giải : Nằm chiếu dệt thủ công vừa rẻ, vừa bền, vẫn bảo đảm độ thoáng mát. Chỉ mất khoảng 15-20 nghìn đồng là đã có được một chiếc chiếu khổ rộng, màu sắc trang nhã, vừa mát vào mùa hè, lại ấm vào mùa đông. Thử hỏi làm sao người ta không ưa. Còn theo bà Tiến thì chiếu Bàn Thạch luôn đạt được sự hài hòa trong màu sắc, sự sắp xếp hoa văn, hình ảnh (có thể là hoa lá, chim muông, hoặc chữ thọ, song hỷ,...) có thể linh động theo yêu cầu của người đặt hàng. Điểm yếu duy nhất của chiếu tại làng nghề là khó gập lại nhỏ để đóng vào hộp mang đi xa. Thế nhưng hiện nay người dân đang tìm tòi và cải tiến phần nào.
Khi du lịch phát triển, các hãng lữ hành và huyện Duy Xuyên đã có kế hoạch đầu tư, khôi phục và đưa làng chiếu Bàn Thạch vào địa chỉ tham quan của du khách trong các tour du lịch. Người dân làng nghề cũng ý thức rất rõ lợi ích từ các tour du lịch mang lại nên ngày càng đầu tư vào mẫu mã, chất lượng sản phẩm để chào bán du khách. Anh Nguyễn Văn Hào - hướng dẫn viên du lịch ở Hội An - nhận xét : Du khách, đặc biệt là khách Nhật, rất thích đặt mua những chiếc chiếu khổ nhỏ, trang trí tứ linh hoặc hoa văn ở bốn góc, hoa văn nổi, chìm ở cả hai mặt chiếu để mang về làm quà. Nhiều người dân đã sáng kiến dệt nên những chiếc gối chân nho nhỏ. Đan những chiếc rổ đựng kim chỉ, hoặc làm những đôi dép tận dụng bằng những sợi lác còn lại để bán cho du khách.