BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Hội Lam Kinh

Hàng nghìn du khách thập phương hôm nay tìm về xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa dự khai hội Lam Kinh, dâng hương bày tỏ lòng thành kính vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn và cầu phúc.

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Lễ hội Lam Kinh được tổ chức ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà vào ngày 22-8 (âm lịch) năm Quý Sửu (1433) và thi hài được đưa về an táng tại đất Lam Sơn. Các vua, hoàng hậu triều Lê sơ cũng lần lượt được đưa về an táng tại đây. Đất Lam Sơn trở thành sơn lăng của nhà Lê sơ. Để thuận lợi cho việc cáo yết tại lăng miếu, các triều vua đã cho dựng điện và các tòa Thái miếu để thờ cúng. Vì vậy, Lam Sơn được gọi là Lam Kinh. Các sinh hoạt tế lễ được chuẩn bị công phu, bài bản.

Công ty dược phẩm An Thiên Trải qua năm tháng chiến tranh, sự hủy hoại của thời gian và con người, các công trình kiến trúc ở Lam Kinh dần đổ nát, hoang phế. Các sinh hoạt lễ hội cũng bị mai một. Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị Chính phủ cho phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích.

 

 

 

Dược phẩm An Thiên Năm 1985, Hội thảo Quốc gia về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn được tổ chức tại Thanh Hóa. Nhiều công trình nghiên cứu về Lê Lợi, vương triều Hậu Lê được xuất bản cũng khẳng định rõ vai trò, vị trí của Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong lịch sử  dân tộc. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích Lam Kinh.

 

Do phần lớn các kiến trúc bị hủy hoại chỉ còn nền móng nên qua 7 lần khai quật khảo cổ học một số công trình đã được tu bổ, tôn tạo. Sau 14 năm, ngân sách Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho các công trình như xây dựng nhà bia, lăng mộ, đường nội bộ, đền thờ Lê Thái Tổ, đền thờ Lê Lai, xây dựng cầu Bạch, nạo vét, kè sông Bạch, hồ Tây, giếng Ngọc, nhà trưng bày, các tòa miếu 4, 5, 6…

 

 

Khu lăng mộ

 

 

Các tòa Thái miếu

 

Nhà bia

 

Cầu Bạch

 

Giếng Ngọc

 

Đền thờ vua Lê

 

Từ 1995 đến nay, lễ hội Lam Kinh được tổ chức thường xuyên hàng năm với quy mô hoành tráng. Lễ hội ngày càng có sức cuốn hút, lan tỏa tới nhiều  vùng, miền, thu hút du khách ở trong và ngoài tỉnh về nơi cội nguồn của vùng đất Lam Sơn lịch sử.

 

 

 

UBND tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo các ngành liên quan dồn sức hoàn thành một số hạng mục cơ bản phục vụ lễ hội như lát sân rồng có diện tích hơn 3.000 m2, lát đá đường thần đạo trên sân rộng với chiều rộng 5,5m, đổ nền bê tông, lát đã đoạn đường từ Nam cầu Bạch ra đến đường 15A (cũ) trước cửa nhà trưng bày, lát đá, gạch đoạn từ sau các tòa miếu lên trước lăng Lê Thái Tổ và từ trước lăng Lê Thái Tổ đến đường 15A (cũ).

 

 
 
Nghi môn điện Lam Kinh, một trong những tòa nhà trong cụm di tích lịch sử Lam Kinh
 

Rải nhựa đoạn đường từ ngã tư đường 15A (cũ) đến trụ sở xã Xuân Lam; hoàn thành các đồ thờ chính ở ba tòa miếu 4, 5, 6 phục vụ tế lễ, dâng hương trong lễ hội. Điều động các đoàn nghệ thuật trong tỉnh tham dự lễ hội.... Ngay từ đầu BTC lễ hội đã chủ trương tổ chức sao cho vừa hoành tráng, trang trọng lại vừa tiết kiệm và vận dụng mô hình xã hội hóa.

Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hóa du lịch truyền thống, những hoạt động văn hóa dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân xứ Thanh, những nét lễ hội xưa được bảo tồn, bổ sung sắc thái mới của lễ hội hiện đại, tạo ra sức hấp dẫn về văn hóa du lịch cũng như tâm linh hướng.

Phần lễ sẽ được thực hiện theo đúng nghi thức cổ truyền như: Màn trống hội (biểu diễn đánh trống đồng và trống da các loại), cờ hội, rước kiệu; đặc biệt là những nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại.

Phần hội sẽ là các chương trình nghệ thuật tái diễn các sự kiện như: Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, Giải phóng thành Đông Quan, Vua Lê Thái Tổ đăng quang, Phát huy hào khí Lam Sơn… Trong các ngày diễn ra lễ hội, nhân dân và du khách thập phương còn có thể tham dự những trò chơi, trò diễn truyền thống của xứ Thanh như: trò Xuân Phả, trò Chiêng, trò Sanh Ngô, dân ca Đông Anh, dân ca sông Mã…

Lễ hội Lam Kinh năm 2008 sẽ lại mở ra những chặng đường quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa, hình ảnh về con người, thiên nhiên xứ Thanh với du khách trong nước và nước ngoài. Những cơ hội thu hút đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích từ nguồn lực của nhiều cấp, nhiều ngành, các tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân được mở ra. Hy vọng “mảnh đất địa linh nhân kiệt” này sẽ là điểm dừng chân hấp dẫn du khách trên hành trình trở về cội nguồn lịch sử dân tộc.