BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Lễ hội đền Cờn

Lễ hội đền Cờn là một lễ hội vùng của tỉnh Nghệ An, đền thờ đức Thánh Mẫu, tứ vị thánh Nương (Nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy, có nhiều lần giúp đỡ cho quân đội nhà Trần, nhà Lê vượt biển bình an). Trước đây, lễ hội mở từ ngày 15 tháng chạp đến 30 tháng giêng âm lịch hàng năm. Nay được tổ chức trong ba ngày 19- 20-21 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Trong hai ngày 22 và 23/2 (tức 20 và 21 tháng Giêng), huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tổ chức Lễ hội Đền Cờn và khai trương Du lịch Quỳnh Lưu 2011 tại xã Quỳnh Phương. Theo sử sách, ngôi đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần tại làng Phương Cần, nay là xã Quỳnh Phương. Đền thờ đức Thánh Mẫu, tứ vị thánh Nương- được tôn vinh là Nữ thần bảo vệ và phù hộ cho nhân dân làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy, đã nhiều lần giúp quân đội nhà Trần, nhà Lê vượt biển bình an.


Đền Cờn là một trong 4 đền linh thiêng nhất ở Nghệ An "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Mã, tứ Trưng". Đền Cờn được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1993.

 

Năm nay, Lễ hội khai mạc từ đêm 22-2, nhưng trước đó trong ngày đã diễn ra nhiều hoạt động như giải bóng chuyền bãi biển, trò chơi dân gian: cờ người, kéo co, đẩy gậy, hoá trang và đua thuyền trên sông Mai Giang.

 

 

 

 

Lễ cầu Ngư bên bờ biển Quỳnh Phương


Trong ngày chính hội 21 tháng Giêng, từ 6 giờ sáng đã tái hiện lại lễ rước Thánh Mẫu truyền thống từ đền Trong ra đền Ngoài (ở bãi biển Quỳnh Phương, còn gọi là tục chạy ói, nét đặc sắc chỉ có ở lễ hội đền Cờn và lễ cầu Ngư trên biển. Kết thúc là lễ đại tế và lễ tạ ở đền Cờn, cầu mong một năm trời yên, biển lặng, đánh bắt nhiều hải sản, cầu lộc, cầu yên.

 

 Như vậy, trong khoảng nửa tháng trước và trong lễ Nguyên đán, các hoạt động tế tự luôn diễn ra thường xuyên ở đền Cờn, từ tế trầu đến tế Tam sinh, tế bánh chay. Bên cạnh đó các hoạt động đua thuyền, rước thuyền cũng đã góp phần làm sôi động thêm không khí lễ hội. Sự cẩn trọng, nghiêm túc trong việc chuẩn bị lễ vật cũng như tổ chức tế tự đã thể hiện sự thành kính của người dân nơi đây đối với các vị thần linh.


Đua tốc độ rước kiệu trong tục chạy Ói giữa các làng.

Hàng vạn du khách theo dõi đua thuyền trên sông Mai Giang trước đền Cờn.

Ngư dân và du khách náo nức trong đêm hội đền Cờn 20 tháng Giêng.

Như vậy, Lễ hội đền Cờn xưa được tổ chức kéo dài hơn một tháng với những hoạt động nghi lễ vừa sôi động, hoành tráng vừa nghiêm cẩn. Với tinh thần cộng đồng, đây là dịp huy động nhiều công sức và của cải của dân làng. Lễ hội đền Cờn xưa là một sinh hoạt văn hóa dân gian cổ truyền mang đậm sắc thái địa phương của các làng ven biển ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.