Nhiều dịch vụ ăn uống mọc lên ngay bên cạnh những nhà vệ sinh công cộng. Đặc biệt, ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội.
Lâu nay, những nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô trở thành địa điểm lý tưởng cho không ít người kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng được ưu tiên thiết kế và đặt ở những vị trí thuận tiện, dễ tìm, nhằm phục vụ nhu cầu của người dân cũng như khách du lịch.
Tận dụng lợi thế là nơi đông người, lại không mất tiền thuê mặt bằng kinh doanh, vốn ít... nhiều người đã biến những nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội thành “lãnh địa” kinh doanh hốt bạc.
Chủ quán nước cạnh khu vệ sinh công cộng (công viên Nghĩa Đô) chia sẻ: “Ngồi bán nước ở đây không phải thuê mặt bằng. Mỗi ngày ngồi từ sáng đến đêm khuya cũng kiếm được 200.000 – 300.000 đồng, những hôm nắng nóng như đợt vừa rồi ngày kiếm được 500.000 – 600.000 đồng. Nhưng cũng vất vả lắm, công an đuổi phải chạy, chạy không kịp, họ thu hết đồ lại phải sắm đồ mới, coi như là lỗ vốn, bán cả tuần mới vớt lại được”. Hầu hết các nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội hiện được đặt cạnh nhà ga, công viên, bến xe... đã được tận dụng “triệt để” để bày bán xúc xích, nem chua rán, trà đá, trà chanh, kem, C2; sting, bánh gai, bánh mì...
Hãi hùng nhất vẫn là trước cửa nơi ra vào nhà vệ sinh nhớp nháp, cả ngày ẩm ướt, nhiều người ra vào thì những phích nước, thùng đựng đá cùng với nhiều mặt hàng “găm” sẵn được đặt cạnh ngay đấy cùng với những cây chổi lau sàn nhà vệ sinh, chổi tre của công nhân vệ sinh môi trường. Những cột inox bao quanh nhà vệ sinh cũng được dùng để treo bánh mì, hoa quả...
Bác Nguyễn Văn Thanh (Gia Lộc, Hải Dương) - ra thăm con học tại ĐHQG) chia sẻ: “Lần đầu tiên ra thăm con, tôi ghé vào quán nước ở bến xe, vừa khát vừa say xe, nhưng không thể nào uống được vì mùi nhà vệ sinh phả ra ghê quá. Thế mà mọi người ở đây vẫn ngồi ăn uống nói chuyện rôm rả”.
Người bán thì chỉ cốt làm sao kiếm được nhiều tiền lãi nhất mà không quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn với người mua, do thói quên xuề xòa, tâm lý được ngồi với bạn bè uống trà đá, ăn hướng dương “chém gió”, thì chẳng còn gì thú vị hơn, nên họ cũng quên luôn việc bảo vệ sức khỏe của mình.
Một công nhân vệ sinh môi trường nói: “Trời nắng nóng, vừa khát vừa đói thì nhất định phải uống, phải ăn mới có sức làm tiếp được. Những lúc nghỉ giữa ca ngồi uống nước, cắn hướng dương nói chuyện với đồng nghiệp, “chém gió” chuyện trên trời dưới biển, mọi mệt mỏi do áp lực công việc cũng vơi đi”.
“Về nhà đồ uống, thức ăn mới, nóng, đảm bảo hơn nhưng không thú vị bằng ngồi ở đây. Bao năm nay mọi người vẫn ăn uống có thấy làm sao đâu” - người này nói thêm.
Xem thêm nhà vệ sinh công cộng tại: