BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Ẩm thực
  • Miền quê đặc sản cá ngừ đại dương

Miền quê đặc sản cá ngừ đại dương

Miền quê đặc sản cá ngừ đại dương Chỉ cần rửa sạch bao tử rồi bỏ vào nước lã luộc chín, sau đó rửa lại nước lạnh cho giòn, xắt thành miếng vừa ăn ướp với hành tây, tiêu, ớt, muối đường, mì chính... trộn đều là có món gỏi bao tử cá ngừ. Món này mà nhắm với rượu gạo nổi tiếng ở làng Quy Hậu (Phú Hòa - Phú Yên) thì chỉ có tuyệt vời... trở lên!

Miền quê đặc sản cá ngừ đại dương

Miền quê đặc sản cá ngừ đại dương

* Những món cá ngừ kho thơm ngon và cách chế biến:

>> Cá ngừ sốt cà chua

>> Cá ngừ kho thơm nước dừa

>> Cá ngừ kho thơm ngon

>> Cá ngừ kho thơm cà chua

>> Cá ngừ kho riềng

>> Cá ngừ kho nước dừa

>> Cá ngừ kho cải chua

>> Cá ngừ kho măng

>> Cá ngừ kho cà chua

>> Cá ngừ đại dương kho thơm

>> Cá ngừ kho thơm ngon mỗi ngày

Về Tuy Hòa ăn cá ngừ đại dương Món này thường ăn kèm với các loại rau thơm như: cải xanh, ngò tàu, ngổ, é quế, é ta, húng dũi, húng đứng... Những người sành ăn thì ăn kèm với cải đắng và nhiều loại ra khác tùy quán, tùy khẩu vị của khách.

Cách đây 20 năm, nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam bắt đầu tại Phú Yên và bây giờ đã lan ra nhiều tỉnh. Ăn cá ngừ đại dương cũng đã có ở nhiều tỉnh thành, nhưng các quán và cách ăn ở đất Tuy Hòa (Phú Yên) vẫn được dân khảnh ăn đánh giá là sành điệu nhất.

Cá ngừ đại dương chế biến theo kiểu sashimi của Nhật thì ở Phú Yên rất nhiều. Quán bình dân, vỉa hè ở đường Lê Duẩn - TP Tuy Hòa, một đĩa 4 - 5 người ăn giá 15.000đ - 20.000đ. Quán sang hơn một chút có Mỹ Á trên đường Lê Lợi, Thanh Thủy trên đường Trần Hưng Đạo... một đĩa 3 - 4 người ăn giá cao hơn, từ 30.000đ - 40.000đ.

Cách chế biến món ăn này không khó. Mua cá về người nội trợ làm vệ sinh sạch sẽ, rồi cắt cá thành miếng 4x5x0,5 cm, sau đó xếp cá vào khay đem ướp lạnh. Khi thấy miếng thịt cá ngừ đông cứng, có màu sắc từ đỏ tươi chuyển sang hồng hoặc trắng hồng thì ăn được.

Món này thường ăn kèm với các loại rau thơm như: cải xanh, ngò tàu, ngổ, é quế, é ta, húng dũi, húng đứng... Những người sành ăn thì ăn kèm với cải đắng và nhiều loại ra khác tùy quán, tùy khẩu vị của khách.

Cách ăn cá ngừ là chuyện không khó nhưng phải được hướng dẫn. Trước hết chuẩn bị chén nước chấm. Thường là dùng nước xì dầu trộn đều với một ít mù tạt (dân Phú Yên thường gọi là bồ tạt), sau đó gắp miếng cá ngừ sống đã ướp lạnh bày sẵn trên bàn cho vào chén nước chấm để thấm đều khoảng 30 giây hay một phút, rồi rắc mấy hột đậu phộng rang (lạc rang) đã giã bể làm hai lên trên ăn cùng với các loại rau thơm, ớt, tỏi...

Có người không ăn theo kiểu này, mà ăn theo cách: khi miếng cá ngừ đã thấm đều trong nước xì đầu có mù tạt, dùng lá cải cuộn tròn miếng cá ngừ để ăn cùng với rau thơm. Dù ăn bằng cách nào, khi đã nhai miếng cá ngừ thì người ăn sẽ có cảm giác đầu óc của mình như thanh thản hẳn nhờ mùi thơm đặc trưng của các loại rau thơm và chất nồng cay của mù tạt cùng các loại gia vị xông lên mũi, chạy lên óc, đôi khi làm cho nước mắt, nước mũi túa ra... hoành tráng! Thịt cá ngừ tuy dùng sống nhưng ăn theo kiểu này không còn mùi tanh, mà lại vừa dẻo, vừa giòn và có mùi thơm đặc trưng làm cho nhiều người vắng lâu ngày cảm thấy nhớ da diết. Món cá này khi ăn phải kèm theo ly rượu để hai chất nóng, lạnh trung hòa với nhau dễ tiêu hóa, kích thích ăn được nhiều. Ăn cá ngừ đại dương kiểu này, chúng tôi chưa hề thấy ai bị đau bụng...

Sau đây là một vài món cá ngừ phổ biến tại Tuy Hòa:

1. Mắt cá ngừ chưng cách thủy:(món "đèn biển")

Ở Tuy Hòa món này được xem là món ăn bình dân. Quán Mỹ Á bán món ăn này, mỗi phần ăn (một con mắt cá ngừ) khoảng trên dưới 10.000đ, tùy theo mắt to nhỏ, thường mắt cá ngừ bày bán ở đây mỗi con từ 1 - 2 lạng. Cách chế biến: Mắt cá mua về rửa sạch. Chú ý cát lẫn vào mắt. Ướp các loại gia vị như hành, tiêu, ớt, tỏi, muối, bột ngọt... để cho thấm đều khoảng 15 - 20 phút thì cho vào nồi đất chưng cách thủy độ nửa giờ thì ăn được. Khi chưng cho thêm mấy vị thuốc bắc để khử mùi tanh và tăng chất bổ dưỡng. Ăn món này thường kèm với các loại rau thơm và kèm một vài ly rượu mạnh thì càng hợp khẩu...

2. Gỏi bao tử cá ngừ:

Đây là món hiếm, ít được bày bán ở hàng quán, bởi ngư dân đánh bắt cá ngừ thường dùng món này trong lúc họ còn lênh đênh trên biển hoặc về "lưu hành nội bộ". Chỉ cần rửa sạch bao tử rồi bỏ vào nước lã luộc chín, sau đó rửa lại nước lạnh cho giòn, xắt thành miếng vừa ăn ướp với hành tây, tiêu, ớt, muối đường, mì chính... trộn đều là có món gỏi bao tử cá ngừ. Món này mà nhắm với rượu gạo nổi tiếng ở làng Quy Hậu (Phú Hòa - Phú Yên) thì chỉ có tuyệt vời... trở lên!

3. Cháo đầu cá:

Đầu cá mua về rửa sạch, xẻ làm tư rồi cho vào nồi nấu cháo như các loại cá khác. Sau những lúc chén tạc, chén thù với bạn bè mà có được chén cháo đầu cá ngừ đang bốc hơi thì không mấy chốc hơi men sẽ thoát ra khỏi người và có được giấc ngủ sâu, khi dậy cảm thấy người vô cùng khoan khoái...