BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Lễ hội Đình Bầu

Trong hội làng Đình Bầu thuộc xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương) thường có nhiều trò diễn dân gian, như hát ca trù, đấu vật, tổ tôm điếm, nhưng vui nhất vẫn là hát đúm.

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Hội Đình Bầu thuộc thôn Nhan Bầu là một vùng đất trù phú,  có truyền thống hiếu học. Thời phong kiến  thôn thường có nhiều người đỗ cử nhân, tú tài, làm quan hoặc mở trường dậy học, nhiều người có tài thơ văn, góp phần tạo nên một miền quê văn hiến. Trai gái thôn Bầu có tài ca hát các làn điệu dân ca như: trống quân, sa mạc, đò đưa, ca trù..., lại được rèn luyện trong các lễ hội nên ứng đối rất nhanh.      

Công ty dược phẩm An Thiên Trong những ngày hội có nhiều trò diễn dân gian, như: Hát chèo, hát ca trù, đấu vật, đi cầu thùm, tổ tôm điếm, vui nhất là hát đúm. Đến nay người ta còn nhớ một số câu hát ở đình làng trước chiến tranh. Ví dụ:

Nam:

Lạ lùng anh mới tới đây,
Mượn nàng chiếc chiếu trải ngay ra ngồi.
Mượn nàmg cái điếu cái mồi,
Hút năm ba điếu mà ngồi hát chơi.


Nữ:

Mượn chàng một đôi chiếu liền,
Dải ra hai dẫy đôi bên cùng ngồi.
Nay mừng chàng hát với tôi,
Ai mà không hát cứ ngồi mà nghe.
Mượn chàng ấm chén, cỗ chè,
Cái khay gỗ chắp, chàng nghe thế nào?


Dược phẩm An Thiên Bên nam thường hay có có thái độ trịch thượng, suồng sã, nên bên nữ thường phải rào đón ngăn chặn:

Em khuyên tài tử vào ngồi,
Em hát mấy nhời để được phân bua.
Hát thì em cấm hát chua,
Những người thô tục thì xua ra ngoài.
Hát thì một chốc sang hai,
Nào em bắc bậc khoe tài chi đâu.
Truyện Kiều cấm kể một câu,
Phan Trần cấm kể từ đầu chí đuôi.
Cấm trống thì cấm cả dùi,
Cấm cả người bảo người xui bên ngoài.
Cấm không được lấy Nhị Độ Mai,
Phan Trần, Kiều nẩy một vài ba câu.
...
Đã đi đến đám thì chơi,
Đã đi đến đám tiệc lời làm chi.


Nam:

Khen ai khéo xẻ gỗ thông,
Em ra mở cửa đằng đông anh vào.
Bà chủ có hỏi làm sao,
Rằng anh là khách muốn vào hái hoa.
Nên chăng anh hái đến già,
Không nên anh hái nửa hoa anh về.


Hoặc:

Gặp đây anh nắm cổ tay,
Hỏi rằng duyên ấy, tình này làm sao?


Nữ:

Người đâu vô ý vô tâm, 
Chưa trông thấy mặt đã cầm cổ tay.
Truyện Kiều có bốn câu hay,
Anh mà giảng được cầm tay thì cầm.


Nam:

Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không.


...
Khi có những đối thủ sàm sỡ, họ có thể tiến đến cầm cổ tay cô nào đó thách đố nhưng đã thua. Trong trường hợp này họ thường phản ứng tế nhị bằng một câu hát:

Nữ:

Anh như Hộ Pháp ban ngày,
Sao anh được phép cầm tay Phật Bà.


Nam:

Anh đây tên gọi sứ thần,
Trời sai anh xuống yểm tâm Phật Bà.


Sau mỗi câu hát, bên nào thắng cuộc thường reo hò ầm ỹ, thách thức đối phương hát tiếp, tạo cho cuộc vui kéo dài như không muốn dừng.

Thông thường những người tham gia hát đúm là thanh niên nam nữ, họ muốm tham gia hát đối đáp mà tìm hiểu nhau, thể hiện tâm tư tình cảm qua lời hát, nhưng khả năng sáng tác thường có hạn, vì thế mà mỗi bên hát cần những người xui- tương tự như cố vấn nghệ thuật. Những người này có tri thức văn hoá dân gian uyên thâm, thuộc nhiều thơ ca, từng tham dự nhiều hội hè đình đám, am hiểu nhiều luật tục, có kinh nghiệm sáng tác trong hát đối đáp kịp thời. Cuộc hát đúm sân đình có để lại ấn tượng sâu sắc hay không căn bản thuộc vào những người xui.