BOOKING TOUR
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Du lịch
  • Ăn cua đá trên sườn núi Hòa Bình

Ăn cua đá trên sườn núi Hòa Bình

Cua đá được bán trong chợ và chợ nằm ngay trên một sườn núi cách biệt với khu dân cư. Chợ cũng có tên là chợ cua đá.

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Tôi đồ rằng, cả Việt Nam mới chỉ có một chợ như thế. Chợ họp suốt đêm ngày trên một sườn núi cách biệt với khu dân cư. Chợ bán cua đá, đặc sản miền sơn cước nhưng nếu ai có hứng, người trong chợ sẽ mở cuộc thi kỳ lạ nhất thế giới: Cuộc thi hút thuốc lào.

 



Chợ cua đá bên sườn núi.


Công ty dược phẩm An Thiên Chợ trên sườn núi

Dược phẩm An Thiên Chợ cua đá có tên gốc là chợ cua đá trắng nằm bên sườn núi trên đỉnh Thung Khe thuộc xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình). Chợ được dựng tạm bằng tre lứa phủ bạt và chủ chợ nơi đây hầu hết là bà con người Mường bản địa.

Chợ nằm tiếp giáp với huyện Mai Châu nên số nhiều đặc sản dân tộc được quy tụ về đây để bán cho người qua đường. Theo ông Bùi Văn Đòn, chợ cua đá trắng có từ rất lâu đời nhưng thực sự khởi sắc từ khi xây dựng quốc lộ 6. "Thời xưa, đây là dốc núi trùng điệp nên các cụ chỉ bán những thứ lặt vặt như cơm lam, rau rừng cho những đội tiều phu", ông Đòn cho hay.

Bây giờ chợ đã khác xưa, hàng hóa cái gì cũng có nhưng chủ yếu vẫn là các đặc sản dân tộc bản địa. Chợ phục vụ số nhiều người qua đường, khách du lịch qua đỉnh Thung Khe.

Theo quan sát của chúng tôi, chợ tập trung khoảng 20 lán trại được dựng tạm bợ bằng tre nứa, bên trên phủ bạt. Phía sau các lán trại đều có bếp lò để thổi nấu. Phía dưới là thung lũng và lác đác một vài ngôi nhà sàn phía bản Mường. Ban đêm, từ dưới các thung lũng nhìn lên đỉnh Thung Khe, người ta chỉ thấy những ánh đèn dầu leo lét hắt ra từ các lán trại và màu khói từ bếp lò sát cạnh sườn núi bốc lên.

Ông Đòn bảo: "Chợ này đặc biệt lắm, họp suốt đêm ngày không ngơi nghỉ một giây phút nào, trừ khi trời bão to gió lớn. Ai qua Thung Khe mà không ghé chợ cua đá thì coi như để mất một niềm vui lớn".

Ông Đòn cũng cho biết, chợ cua đá là điểm dừng chân nghỉ ngơi không thể thiếu của dân đi "phượt". Dọc đường gió bụi Tây Bắc, chỉ có chợ cua đá là đáp ứng đủ mọi nhu yếu phẩm và chỗ để "tín thác" niềm vui về cuộc sống dân dã cho những người xa quê.

Chợ bán cua đá

Quả thật, không tự nhiên mà dân bản gọi đây là chợ cua đá, bởi từ khi chợ được thành lập cũng là lúc người ta đem đặc sản cua đá miền sơn cước đến bán.

Bà Bùi Thị Én đã có mặt ở đây từ khi quốc lộ 6 làm xong, bao nhiêu năm nay, không ngày nào chợ thiếu mặt hàng cua đá. Bà Én bảo: "Cua đá chỉ giã nấu canh, chứ mua về kho hay rang thì không ăn được, cứng lắm".

Theo người dân xã Phú Cường, có thời gian người ta theo nhau lên núi bắt cua ở những khe suối hiểm trở. Cua đá sống ở những khe mát lạnh nên để bắt được không phải dễ, người ta phải có mẹo dụ cua ra ngoài để bắt giống như nghề câu cáy dưới đồng bằng.

Ở Thung Khe, những người bắt cua đá được gọi là thợ. "Nghe có vẻ dở hơi nhưng đúng là như vậy đấy. Con cua đá nó sống trong khe suối, tay sắt mới thò vào mà bắt được, phải có kỹ thuật nhử nó ra ngoài, mà nhử được nó ra để bắt thì phải có kinh nghiệm", bà Én cho biết.

Con trai bà Én, anh Bùi Văn Quán cũng đã làm nghề bắt cua đá được tròn 10 năm nay. Anh bảo, bây giờ cua đá ít hơn trước, bắt cũng khó hơn nên giá cả phải cao hơn. Mấy năm trước, 1 cân cua đá chỉ có 30 nghìn, bây giờ tăng lên 60 nghìn hoặc cao hơn nữa.

Anh Quán cho hay, người bắt cua đá bây giờ cũng ít dần rồi. Chủ yếu người bên huyện Mai Châu đi bắt rồi chuyển xuống chợ Thung Khe này. Có ngày họ chuyển xuống cả tạ cua, nhưng có khi chỉ được tròn trĩnh 10 cân cho cả chợ.

Sở dĩ lúc bắt được ít, lúc bắt được nhiều vì loài cua này rất tinh. Con nào "cắn mồi" một lần mà bị thợ "vồ" trượt là không bao giờ bắt được nữa. "Đã có người đứt ngón tay vì cua đá rồi, càng nó như gọng kìm cắp là đứt tay như chơi", anh Quán cho biết.

Theo các chủ trại chợ Thung Khe, cua đá nhập về chưa bao giờ ế hàng, vào mùa hè, khách du lịch phải đặt trước mới có. "Cua đá ăn ngon, ngọt hơn cua đồng nhiều, lại bổ và mát nên có khi hàng trăm nghìn một cân vẫn không có hàng để bán", bà Én cho hay.

Ngoài ra, chợ cua đá còn nổi tiếng với lan rừng, ngô luộc, cơm lam và các loại rượu dân tộc, cung tên và các loại nỏ để săn bắn cùng chim cảnh, sóc bay.

 



Phóng viên cầm cua đá được cho vào rọ bán


Thi hút thuốc lào

Còn một điều bất ngờ và kỳ lạ nhất mà chúng tôi từng gặp mà chỉ ở chợ cua đá mới có, đó là thi hút thuốc lào. Tuy nhiên, thể lệ thi mới là điều đáng thú vị ở khu chợ ven sườn núi này.

Bao giờ cũng vậy, ông Bùi Văn Đòn sẽ là "giám khảo" của cuộc thi kỳ quái và có hại này. Ông bảo: "Thi thuốc lào là tự phát thôi, không cấp nào tổ chức cả, chúng tôi cũng chỉ thi cho vui mà thôi".

Theo ông Đòn, cuộc thi thuốc lào sẽ diễn ra bất kỳ lúc nào khi ai đó "gạ" nhau. Có khi một nhóm chục người chia làm 2 đội, có khi 2 người thi với nhau hút liên tục bằng điếu ục (ống điếu thông dụng của dân tộc Mường - PV), ai say trước, người ấy thua cuộc.

Phần thưởng cho người chiến thắng có khi là vài chục nghìn, có khi chỉ là bắp ngô hoặc ống cơm lam, có khi không có gì vì chỉ để đọ đẳng cấp. Người đến thi không được phép gian lận, mà phải châm đóm đốt thuốc thành tro, rít cho thuốc thụt hẳn xuống nỡ mới được ngừng hơi. Trong cuộc thi ấy, có người say ngay từ bi thuốc đầu tiên, nhưng cũng có nhiều cao thủ, hút chục phát liền mà không hề hấn gì.

Ông Đòn bảo chúng tôi: "Thi cho vui thôi chứ nhỡ chính quyền phát hiện không biết họ có phạt không? Với lại, thi hút thuốc lào là thói quen xấu, chúng tôi sẽ hạn chế dần chứ cứ để tồn tại thì có anh chết vì bệnh sĩ".

 



Thi thuốc lào